BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện trong trường Trung Cấp, Cao đẳng
CÁC
TIÊU CHUẨN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ ĐÀO TẠO VÀ THƯ VIỆN TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT
LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG CẤP, TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Ngày 24/7/2017, Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chính thức có hiệu lực. Thông tư này được áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các đơn vị, cá nhân có liên quan.
>>> Tìm hiểu thêm về mô hình thư viện thông minh
Tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư
15/2017/TT-BLĐTBXH quy định Tiêu chí - Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
và thư viện gồm:
a) Tiêu chuẩn 1: Địa điểm xây
dựng trường phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp, khu đất xây dựng cần đảm bảo yên tĩnh cho việc giảng dạy và
học tập; giao thông thuận tiện và an toàn; thuận tiện cho việc cung cấp điện,
nước, đảm bảo khoảng cách đối với các xí nghiệp công nghiệp thải ra chất độc
hại; thực hiện theo quy định đặc thù của ngành nếu có.
b) Tiêu chuẩn 2: Quy hoạch tổng
thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông
nội bộ, kiến trúc và môi trường sư phạm; diện tích đất sử dụng, diện tích cây
xanh đảm bảo theo quy định.
c) Tiêu chuẩn 3: Có đủ các khu
vực phục vụ hoạt động của trường theo tiêu chuẩn: khu học tập và nghiên cứu
khoa học (phòng học lý thuyết, phòng học thực hành, phòng thí nghiệm và phòng
học chuyên môn); khu thực hành (xưởng thực hành, thực tập, trại trường, vườn
thí nghiệm); khu vực rèn luyện thể chất; khu hành chính quản trị, phụ trợ và
khu phục vụ sinh hoạt cho người học và nhà giáo.
d) Tiêu chuẩn 4: Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật của trường (đường giao thông nội bộ; hệ thống điện; cấp thoát nước,
xử lý nước thải, chất thải; thông gió; phòng cháy chữa cháy) theo quy chuẩn và
đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt; được bảo trì, bảo dưỡng
theo quy định.
đ) Tiêu chuẩn 5: Phòng học,
phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa bảo đảm quy chuẩn
xây dựng, tiêu chuẩn cơ sở vật chất hiện hành và các yêu cầu công nghệ của
thiết bị đào tạo.
e) Tiêu chuẩn 6: Trường có quy
định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo.
g) Tiêu chuẩn 7: Phòng học,
giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa được
sử dụng theo quy định hiện hành.
h) Tiêu chuẩn 8: Thiết bị đào
tạo đáp ứng danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu theo yêu cầu đào tạo của
từng trình độ đào tạo theo chuyên ngành hoặc nghề do cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định. Đối với các chuyên ngành hoặc
nghề mà cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chưa ban
hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu thì trường đảm bảo thiết bị đào
tạo đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của chuyên
ngành hoặc nghề đó.
i) Tiêu chuẩn 9: Thiết bị, dụng
cụ phục vụ đào tạo được bố trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận
hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành; đảm bảo các yêu cầu sư phạm, an
toàn vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường.
k) Tiêu chuẩn 10: Trường có quy
định về quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị đào tạo, trong đó có quy
định về việc định kỳ đánh giá và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
thiết bị đào tạo.
l) Tiêu chuẩn 11: Thiết bị đào
tạo có hồ sơ quản lý rõ ràng, được sử dụng đúng công năng, quản lý, bảo trì,
bảo dưỡng theo quy định của trường và nhà sản xuất; hàng năm đánh giá và đề
xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng theo quy định.
m) Tiêu chuẩn 12: Trường có định
mức tiêu hao vật tư hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo và có quy
định về quản lý, cấp phát, sử dụng vật tư, phục vụ đào tạo; tổ chức thực hiện
theo quy định đảm bảo kịp thời, đáp ứng kế hoạch và tiến độ đào tạo; vật tư
được bố trí sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng.
n) Tiêu chuẩn 13: Trường có thư
viện bao gồm phòng đọc, phòng lưu trữ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Thư
viện có đủ chương trình, giáo trình đã được trường phê duyệt, mỗi loại giáo
trình đảm bảo tối thiểu 05 bản in.
o) Tiêu chuẩn 14: Tổ chức hoạt
động, hình thức phục vụ của thư viện trường phù hợp với nhu cầu tra cứu của cán
bộ quản lý, nhà giáo và người học.
p) Tiêu chuẩn 15: Trường có thư
viện điện tử, có phòng máy tính đáp ứng nhu cầu tra cứu, truy cập thông tin của
nhà giáo và người học; các giáo trình, tài liệu tham khảo của trường được số
hóa và tích hợp với thư viện điện tử phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.
Trên đây là nội dung tư vấn về các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện trong kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 15/2017/TT-BLĐTBXH để hiểu rõ nội dung này.
>>> Xem ngay giải pháp: Phần mềm quản lý mượn trả sách thư viện
Nguồn: thukyluat
Có thể bạn quan tâm
- Thư viện điện tử là gì? Vai trò của số hóa tài liệu trong thư viện điện tử
- Cách để sắp xếp
giá sách trong thư viện
- Ứng dụng mã vạch
(Barcode) vào quản lý thư viện
- Công văn
11185/GDTH Hướng dẫn tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
- Thông tư
05/2020/TT-BVHTTDL cuả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đánh giá hoạt
động thư viện.
- Kinh nghiệm xây
dựng thư viện số