Tính năng nổi bật

CỔNG THÔNG TIN THƯ VIỆN

Cổng thông tin thư viện Vebrary Portal đóng vai trò là một trang tin điện tử (Website) giúp các thư viện dễ dàng cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến với độc giả của thư viện. liên kết liên thư viên trên toàn thế giới cũng như giúp Ban giám đốc bệnh viên quản lý tình hình hoạt động thư viện mọi lúc, mọi nơi bằng hệ thống phân tích dữ liệu thông minh.

Vebrary Portal là phương tiện thông tin, môi trường tương tác giúp thư viện phổ biến và khai thác các Sản phẩm-Dịch vụ thực sự hiệu quả. Với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, hệ thống cho phép:

  • Mở rộng, tích hợp với các hệ thống khác dễ dàng và an toàn.
  • Khả năng thiết lập các kênh tin tức như một website thư viện chuyên nghiệp.
  • Tích hợp phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC, toàn văn giúp mở rộng môi trường khai thác thông tin.
  • Tích hợp thư viện số mở rộng không gian lưu trữ và khả năng phổ biến thông tin.

Giao diện Cổng thông tin của một thư viện điện tử


Mô hình các chức năng khai thác tại cổng thông tin thư viện theo vai trò


Hệ báo cáo phân tích dành cho lãnh đạo

Tại Cổng thông tin thư viện Vebrary Portal, hệ thống cung cấp công cụ tra cứu tài liệu (Mục lục trực tuyến OPAC) giúp người dùng tra cứu, tìm kiếm tài liệu trong và ngoài thư viện nhanh chóng, chính xác với các tiện ích và tiêu chuẩn như sau:

  • Cung cấp hình thức tra cứu theo chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50 client/server. Hệ thống đã được kiểm chứng nghiệp vụ bởi các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực Thư viện – Thông tin quốc tế như: Đại học RMIT, thư viện quốc gia Canada (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).
  • Có khả năng tìm kiếm đa điểm tới nguồn tài nguyên thông tin của thư viện nội bộ và các thư viện liên kết trong và ngoài nước. Phần mềm hỗ trợ việc tìm kiếm đa thiết bị như: desktop, laptop, ipad, và các thiết bị smartphone với hệ điều hành thông dụng. Kết quả tìm kiếm trả về nhanh chóng, chính xác. Cho phép không giới hạn số người truy cập hệ thống tìm kiếm trong cùng một thời điểm.
  • Có khả năng tìm kiếm toàn văn thông tin trong CSDL, với tiếng Việt (không dấu, không phân biệt chữ hoa, chữ thường và cách bỏ dấu khác nhau ), hỗ trợ cả chế độ tiếng Việt có dấu và không dấu và theo phân quyền truy cập và khai thác thông tin theo vai trò, chức năng của người dùng trong hệ thống. Tìm kiếm thông tin về tài liệu với nhiều mức độ khác nhau: tìm kiếm cơ bản, tìm nâng cao có sử dụng toán tử BOOLEAN như AND, OR, NOT,…để kết hợp các thuật ngữ tìm tin nhiều tiêu chí tìm kiếm khác nhau: Tìm theo tác giả, nhan đề tài liệu, từ khóa chủ đề, nơi xuất bản, nhà xuất bản, loại hình tài liệu,… và có thể kiểm tra chính tả chuỗi tìm kiếm
  • Cung cấp khả năng tìm kiếm nguồn tài liệu bên ngoài thư viện thông qua các giao thức chuẩn quốc tế về trao đổi dữ liệu Z39.50, OAI-PMH, OpenURL, xuất kết quả biểu ghi thư mục theo các định dạng chuẩn trong thư viện như MARC 21, Dublin Core, chuẩn trao đổi dữ liệu ISO 2709 trong xuất/nhập dữ liệu giúp thư viện tìm kiếm và biên mục biểu ghi Z39.50 nhanh chóng, dễ dàng.
  • Cho phép tìm kiếm toàn văn được thực hiện trên bộ sưu tập số của thư viện. Việc tìm kiếm toàn văn trong cơ sở dữ liệu được thực hiện nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ cho nhiều loại ebook lưu trữ khác nhau như PDF, CHM, image, các file định dạng Microsoft Office,…
  • Chức năng tìm kiếm còn cho phép gửi câu truy vấn đến những máy tìm kiếm thông dụng như Google, Bing,... để người dùng khai thác thông tin từ Internet.
  • Cho phép lưu lại kết quả tìm kiếm để tiện sử dụngHỗ trợ các cấu hình tìm kiếm riêng cho tài liệu số
  • Kết quả trả về đầy đủ thông tin, hiển thị rõ ràng, chi tiết vị trí lưu trữ, tình trạng lưu thông rất thuận tiện cho người dùng tin. Tài liệu số được khai thác triệt để thông qua việc đọc online trên nhiều thiết bị hỗ trợ. Cho phép người dùng xem, xuất biểu ghi theo MARC.


Mô hình mượn liên thư viện theo chuẩn quốc tế về mượn liên thư viện ISO10160/10161 (Interlibrary Loan Application Standards)