BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Thông tư 05/2020/TT-BVHTTDL cuả Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về đánh giá hoạt động thư viện.
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2020/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định về đánh giá hoạt động thư viện
Căn cứ Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thư viện;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư
quy định về đánh giá hoạt động thư viện.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết Điều 37
của Luật Thư viện về đánh giá hoạt động thư viện, gồm: mục đích,
nguyên tắc và thực hiện đánh giá hoạt động thư viện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các loại thư viện quy định
tại khoản 1 Điều 9 của Luật Thư viện; cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia đánh giá hoạt động thư viện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến việc đánh giá hoạt động thư viện.
Điều 3. Mục đích đánh giá hoạt động
thư viện
1. Đánh giá hoạt động thư viện phục vụ công tác quản lý nhà
nước về thư viện được thực hiện trên cơ sở xác định năng lực của thư viện, tác
động của thư viện đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội để có cơ chế quản lý,
đầu tư phù hợp, nghiên cứu, đề xuất chính sách, định hướng phát triển phát
triển thư viện và văn hóa đọc của cả nước.
2. Đánh giá hoạt động thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động thư viện thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực tổ chức tài nguyên thông
tin và tiện ích thư viện, việc đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ để các thư
viện xác định hiệu quả hoạt động, làm cơ sở lập kế hoạch, đưa ra giải pháp cải
tiến chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của thư viện, khẳng định giá trị
của thư viện đối với người sử dụng, cộng đồng và xã hội.
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá hoạt động
thư viện
1. Bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng quy định của
pháp luật trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc sử dụng phương pháp
định lượng, thống kê, tính toán, thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia.
2. Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng
trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc thu thập các thông tin, số
liệu đánh giá được điều tra, thu thập tại các thư viện, đồng thời với việc lấy
ý kiến người sử dụng thư viện theo tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng chung đối
với các loại thư viện.
3. Đánh giá hằng năm với kỳ đánh giá được thư viện thực hiện
tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo
cáo. Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục, việc tự đánh giá có thể được
kết hợp thực hiện theo năm học.
Điều 5. Thư viện tự đánh giá
1. Thư viện tự đánh giá hoạt động theo quy định sau:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh,
thư viện công lập có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá đủ các tiêu chí theo
tiêu chuẩn quốc gia;
b) Thư viện không thuộc điểm a khoản 1 Điều này thực hiện
đánh giá theo các tiêu chí do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện lựa
chọn từ bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm các nhóm
tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và vai trò của thư viện.
2. Thư viện tự đánh giá hoạt động theo hướng dẫn tại Điều 7
của Thông tư này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá theo Mẫu số 01 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư này về cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện (nếu
có), cơ quan quản lý nhà nước (khi được yêu cầu) chậm nhất vào ngày 30 tháng 12
hằng năm; hoặc 60 ngày sau khi kết thúc năm học đối với trường hợp đánh giá
theo năm học.
Điều 6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
thành lập thư viện và cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện và cơ quan
quản lý nhà nước về thư viện thực hiện đánh giá hoạt động thư viện theo một
hoặc các phương thức sau:
a) Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động hằng năm
của thư viện;
b) Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;
c) Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.
2. Cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan quản lý
nhà nước về thư viện tổ chức việc đánh giá hoạt động thư viện theo hướng dẫn
tại Điều 7 của Thông tư này và các quy định sau đây đối với trường hợp trực
tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện:
a) Gửi thông báo, kế hoạch và các yêu cầu về việc tổ chức
đánh giá hoạt động tới thư viện được đánh giá chậm nhất 10 ngày làm việc trước
ngày dự kiến thực hiện đánh giá;
b) Gửi dự thảo kết quả đánh giá hoạt động thư viện cho thư
viện được đánh giá chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi có kết quả phân tích,
đánh giá.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự
thảo báo cáo, thư viện có ý kiến phản hồi bằng văn bản đối với dự thảo đánh
giá; trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do;
c) Tổng hợp, ra kết quả đánh giá hoạt động chính thức trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của thư viện;
d) Gửi kết quả đánh giá hoạt động thư viện theo Mẫu số 02
tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này về thư viện được đánh giá và cơ quan
trực tiếp quản lý thư viện (nếu có).
Điều 7. Hướng dẫn thực hiện đánh giá
hoạt động thư viện
1. Lập kế hoạch
a) Xác định thời gian, tiến độ, nội dung và dự toán kinh phí
thực hiện; trường hợp cần thiết thành lập nhóm đánh giá;
b) Tổ chức hướng dẫn điều tra, thu thập thông tin, số liệu,
sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo
kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.
2. Thu thập thông tin, số liệu
a) Thông qua báo cáo đánh giá hằng năm của thư viện;
b) Thu thập trực tiếp tại thư viện theo biểu mẫu điều tra;
c) Thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu và các phương
thức theo tiêu chuẩn quốc gia;
d) Các phương thức khác;
3. Phân tích kết quả
a) Tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu); xây dựng báo
cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bằng phần mềm đánh giá (nếu có);
b) Hoàn thiện các báo cáo và số liệu điều tra.
4. Hoàn tất đánh giá
a) Họp báo cáo kết quả đánh giá;
b) Xây dựng hồ sơ và lưu giữ các báo cáo và số liệu điều
tra.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của thư viện
a) Thực hiện tự đánh giá hoạt động hằng năm theo quy định
tại Thông tư này;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện, cơ quan
quản lý nhà nước về thư viện tiến hành đánh giá hoạt động;
c) Thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động và các
dịch vụ thư viện trên cơ sở kết quả tự đánh giá hoặc đánh giá hoạt động.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư
viện
a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại
Thông tư này;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực hiện kế hoạch
nâng cao chất lượng các dịch vụ và hoạt động thư viện; lập kế hoạch xây dựng,
đầu tư cho thư viện trên cơ sở kết quả đánh giá hoạt động thư viện;
c) Báo cáo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thư viện;
xây dựng kế hoạch phát triển thư viện và văn hóa đọc.
3. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thư viện
a) Tổ chức đánh giá hoạt động thư viện theo quy định tại
Thông tư này;
b) Kiểm tra, giám sát quá trình và kết quả đánh giá hoạt
động thư viện;
c) Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát thư viện thực
hiện kế hoạch nâng cao chất lượng các dịch vụ, hoạt động thư viện và phát triển
văn hóa đọc;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc đánh giá hoạt động thư
viện.
Điều 9. Tổ chức thực hiện
1. Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách
nhiệm tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Thông tư
này.
2. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện việc đánh giá hoạt động thư viện thuộc phạm
vi quản lý của mình theo quy định tại Thông tư này.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao
có trách nhiệm đôn đốc và hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn thuộc
thẩm quyền quản lý.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10
năm 2020.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng
mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch (qua Vụ Thư viện) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục 1: Báo cáo tết quả thư viện tự đánh giá hoạt động thư viện (Download Tại đây)
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động thư viện của cơ quan, tổ chức thành lập thư viện hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thư viện. (Download Tại đây)
Có thể bạn quan tâm
- Công văn 11185/GDTH Hướng dẫn
tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông
- Vai trò của cán
bộ thư viện trường học trong xã hội hiện đại
- Ứng dụng công
nghệ RFID trong quản lý thư viện
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ở thư viện
- Khổ mẫu dữ liệu thư mục MARC21