BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Các Trang Thiết Bị Công Nghệ Nào Cần Cho Hệ Thống Thư Viện Thông Minh? (P.1)

CÁC TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO.png

Hiện nay các thư viện đang dần chuyển mình từ “nơi thu thập” sang “dịch vụ thông tin” tập trung vào cung cấp nguồn thông tin dữ liệu, sinh trắc học, dữ liệu số,…Nguồn tài liệu truyền thống được chuyển thành tài liệu số. Hàng loạt thư viện bắt đầu sử dụng các công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), hướng tới chuyển đổi sang thư viện thông minh.

Để xây dựng không gian số cho thư viện thông minh là một sự kết hợp giữa các thiết bị thông minh và phần mềm. Đây là một bước tiến trong quản lý thông tin, quản lý thư viện. Cùng Vebrary tìm hiểu thêm về mô hình bên trong thư viện thông minh qua bài viết sau nhé:

I. Các giải pháp được ứng dụng bên trong thư viện thông minh bao gồm:

1. Phần mềm thư viện Lạc Việt Vebrary

Phần mềm quản lý thư viện là một thành phần rất quan trọng trong mọi hoạt động của thư viện. Chính vì thế việc lựa chọn được một phần mềm tốt, phù hợp với thư viện và phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ sẽ là một quyết định vô cùng quan trọng mà các thư viện cần cân nhắc kỹ càng. Tiêu biểu trong các phần mềm quản trị thư viện tại Việt Nam  Lạc Việt Vebrary được đánh giá cao ở khả năng quản lý thư viện số và tích hợp đồng nhất các phân hệ. Được giới chuyên môn đánh giá cao và được áp dụng ngày càng rộng rãi với các tính năng vượt trội như:

Vebrary_1.png

Xem thêm: Thư Viện Thông Minh Trong Công Cuộc Chuyển Đổi Số

- Đầy đủ tính năng: quản lý sách báo giấy, sách báo số, quản lý mượn-trả, lập danh mục, lưu hành, bổ sung, tra cứu OPAC, Ấn phẩm định kỳ, quản lý bạn đọc….

- Cổng thông tin thư viện (Portal) giúp thư viện có thể dễ dàng giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ đến bạn đọc

- Thiết kế tuân theo chuẩn quốc tế: ISO 2709, MARC21, MARC21XML, kiếm liên thư viện Z39.50, ISBD, AACR2, Dublin Core, Khung phân loại DDC, UDC….

- Quản lý toàn diện quy trình nghiệp vụ của một thư viện điện tử tích hợp hiện đại

- Khả năng tích hợp đa dạng

- Hệ thống mượn/trả sách tự động công nghệ RFID

- Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động, dạng ngoài trời (Outdoor)

- Khả năng quản lý cơ sở dữ liệu lớn, thích ứng với hàng tỉ biểu ghi, hoạt động bền bỉ, an toàn

- ……..

2. Hệ thống Trạm công nghệ RFID

Đối với mô hình thư viện truyền thống người dùng và người quản lý thư viện điều gặp nhiều bất cập trong việc tra cứu tài liệu, hay quản lý lưu trữu. Người dùng thì mất thời gian trong việc tìm sách và đăng ký mượn trả. Còn nhân viên quản lý thư viện lại tốn nhiều nhân công trong việc vận hành và quản lý hệ thống.

Do đó, Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng những năm 2000 trong các mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu EM và barcode trước đây.

CÁC TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO (2).png

Xem thêm: Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Công nghệ RFID đã và đang giải quyết những khó khăn và thách thức, hệ thống trạm công nghệ RFID mang đến những tính năng:

Tính năng kiểm kê hàng loạt khi nhân viên chỉ cần đi dọc theo hàng dãy kệ mà không cần phải nhấc xuống,đặt lên bất kỳ quyển sách nào.

- Tính năng lưu thông nhiều tài liệu cùng một lúc. Ví dụ một chồng sách gồm 10 quyển, vài đĩa CD-ROM và băng video hoặc cát xét chỉ cần một lần quét và nhấn nút duy nhất tại quầy lưu thông để thực hiện mượn/trả, điều này làm tăng tốc độ phục vụ mượn/trả gấp nhiều lần so với các công nghệ trước đây.

- RFID còn cho phép áp dụng vào các thiết bị tự phục vụ trong thư viện như:

  • Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu
  • Mượn/Trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu
  • Kiểm kê nhanh chóng.
  • Hỗ trợ tối đa việc tự động hóa mượn/trả tài liệu
  • Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu
  • Độ bền của thẻ cao

3.Chíp/thẻ RFID cho tài liệu

Trước khi trưng bày sách ra các kệ tủ cho bạn đọc thì cần phải gắn thẻ RFID. Thông thường các loại thẻ dành cho sách thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bên dưới những thẻ này có gắn chip phát sóng vô tuyến.

Trong đó:

- Nhãn (chip) RFID dùng cho sách, tài liệu được cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý. Thường nhãn dùng cho sách có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Nhãn chip RFID cho sách, tài liệu.webp

- Nhãn (chip) RFID dùng cho CD/DVD được thiết kế tròn, cấu tạo mềm mỏng có chứa chíp vi xử lý.

nhãn chip RFID dùng cho CD.png

4.Cổng an ninh thư viện công nghệ RFID

Cổng an ninh thư viện RFID (Designer Clear Security Gates) là giải pháp an ninh lý tưởng cho các thư viện cần một hệ thống an ninh tinh tế về mặt thẩm mỹ và kết hợp hài hòa với kiến ​​trúc thư viện. Những cánh cổng này được làm từ acrylic có độ trong suốt cao gần như hòa vào cảnh quan thư viện.

Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn hay một khách mang tài liệu đi giữa các anten. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động.


----------> Xem tiếp Phần 2 


Bài viết tham khảo: