BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Các Trang Thiết Bị Công Nghệ Nào Cần Cho Hệ Thống Thư Viện Thông Minh? (P.2)

CÁC TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO (3).png

Ở nội dung bài viết trước, Lạc Việt Vebrary đã giới thiệu đến bạn 1 phần nội dung các trang thiết bị công nghệ nào cần cho hệ thống thư viện thông minh. Ở phần này, Lạc Việt Vebrary sẽ tiếp tục  gửi đến bạn các thông tin còn lại của vấn đề trên.

5. Hệ thống mượn/trả sách tự động công nghệ RFID

Trạm tự mượn/trả tài liệu cung cấp cho thư viện một trải nghiệm mới về mô hình tự phục vụ (self-service) của bạn đọc mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Nó nhận dạng tài liệu qua một đầu đọc RFID và kiểm tra thông tin cũng như tình trạng của tài liệu (mượn/trả). Bạn đọc có thể có thể tự thực hiện các thủ tục mượn hoặc trả tài liệu thông qua một màn hình cảm ứng với các thao tác đơn giản mà không cần sự trợ giúp của thủ thư. Điều này được đánh giá cao do đã tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho bạn đọc.

6.Trạm lưu thông công nghệ RFID

Khi thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip. Đây chính là cơ sở để các máy RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu. Ngoài ra, trạm thủ thư còn hoạt động như một trạm lưu thông, có các chức năng cho phép mượn/trả tài liệu.Tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này thủ thư chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên CSDL.

7.Thiết bị kiểm kê tự động công nghệ RFID

CÁC TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO (4).png

Xem thêm: Thư viện điện tử là gì? Vai trò của số hóa tài liệu trong thư viện điện tử

Thiết bị kiểm kê cầm tay LibAssist hoạt động bằng pin, với thiết kế không dây có khả năng kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp tới dữ liệu của thư viện, thông qua đó giúp việc kiểm kê của thư viện trở nên dễ dàng hơn. Thủ thư chỉ việc dùng thiết bị này quét qua các giá có chứa tài liệu gắn chip RFID. Thiết bị sẽ tự động ghi lại các tài liệu có trên giá, qua đó thủ thư có thể xác định được số lượng tài liệu có trong kho. Ngoài ra, thiết bị kiểm kê còn cho phép tìm kiếm tài liệu và xác định tài liệu đặt sai vị trí.

8.Thẻ thư viện

Các loại thẻ RFID, nhãn dán RFID được thiết kế đa dạng về kích thước và hình dạng phù hợp với từng yêu cầu thực tế, vì vậy với mỗi yêu cầu sử dụng và đặc thù ngành nghề khác nhau sẽ sản xuất các loại thẻ RFID phù hợp. Mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó bị hỏng.

9. Hệ thống trả sách 24h và phân loại tự động, dạng ngoài trời (Outdoor)

Nhu cầu trả sách bất kể thời gian trong ngày là nhu cầu vô cùng thiết yếu của bạn đọc. Thực tế đã chứng minh nhiều bất cập khi bạn đọc phải chờ đợi đến giờ thư viện mở cửa thì mới có thể trả tài liệu mà mình đã mượn trước đó. Chính vì vậy, thiết bị trả sách 24h là một giải pháp hữu hiệu cho nhu cầu này. Thông thường thiết bị trả sách 24h được kết hợp với một hệ thống phân loại tài liệu tự động (đặt bên trong thư viện). Một hệ thống đầy đủ thường bao gồm: hộp trả sách (dropbox), băng chuyền phân loại, các thùng đựng sách dạng xe đẩy (số lượng thùng có thể thay đổi theo nhu cầu của thư viện).

Thiết bị trả sách 24h thường được chia làm 2 loại chính:

- Dạng đặt ngoài trời (outdoor): Hộp trả sách được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được thời tiết (nắng, mưa). Hộp thường được gắn lên tường mặt ngoài của thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách.

-  Dạng đặt trong nhà (indoor): Hộp trả sách thường được gắn lên tường bên trong thư viện, phía sau tích hợp các băng chuyền phân loại và thùng đựng sách.

II. Kết Luận

CÁC TRANG THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ NÀO (5).png


Xem thêm: Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Tính đến thời điểm hiện tại công nghệ RFID vẫn là công nghệ ưu việt nhất có thể hỗ trợ thư viện quản lý và vận hành tài liệu, giải quyết những vấn đề nan giải trong thư viện. Chính vì vậy đối với các thư viện định hướng phát triển theo hướng tự động hóa và hướng tới người dùng thì nên cân nhắc việc triển khai công nghệ RFID khi xây dựng kế hoạch cho thư viện của mình. Khi đã hội tụ được các yếu tố: mô hình thư viện phù hợp, đa dạng tài nguyên thông tin, hạ tầng thiết bị hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt,tính mở cao, thân thiện và hướng tới người dùng thì thư viện sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho các bạn đọc. Hy vọng các thư viện Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, được quan tâm đầu tư đúng mức và khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với công tác đào tạo nghiên cứu nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung.

Bài viết tham khảo: