TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT

Học Liệu Điện Tử Là Gì? 5 Định Dạng E-learning Thường Dùng Nhất

Thời đại số chứng kiến sự bùng nổ trong chuyển đổi số ngành giáo dục, tạo ra nhiều thay đổi trong hành trình học tập và phương thức đào tạo truyền thống tại nhiều công ty, trong đó có học tập điện tử. Nhằm đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu học tập của học viên, công ty cần chú trọng về học tập điện tử. Hãy cùng Lạc Việt Vebrary tìm hiểu học liệu điện tử là gì, các định dạng, phương thức truyền tải và thách thức mà công ty phải đối mặt trong bài viết dưới đây.

>>> Cùng chủ đề:

1. Học liệu điện tử là gì?

Học liệu điện tử (trong tiếng Anh: E-learning) là toàn bộ những phương tiện điện tử phục vụ cho việc dạy, học online gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, bản trình chiếu, bảng thông tin dữ liệu, bài kiểm tra đánh giá năng lực, những tệp hình ảnh, âm thanh, video, ứng dụng dạy học, bài giảng được số hoá,...

E-learning không bị giới hạn về thời gian và không gian.

2. Các định dạng học liệu điện tử thường dùng nhất

2.1. Định dạng video: .mp4, .ogg, .webm

Đây là loại định dạng học tập điện tử khá phổ biến tại LMS, ví dụ như video minh hoạ giáo viên, doanh nghiệp hay phần mềm hình ảnh tĩnh chạy liên tiếp. Định dạng video được nhiều doanh nghiệp sử dụng khi thiết lập tài liệu LMS vì tính sinh động, trực quan giúp người đọc giao tiếp hiệu quả hơn với bài giảng bằng phương tiện âm thanh và hình ảnh - công cụ hữu ích để truyền tải thông điệp một cách dễ hiểu, thu hút độc giả.

2.2. Định dạng học liệu điện tử Word/Excel: .doc, .docx, .xlsx

Word/Excel trong học liệu điện tử là gì? Đây là định dạng chiếm tỷ lệ lớn trong các kho tài liệu của công ty. Word/Excel được thể hiện có hệ thống và rõ ràng nhưng không tạo được ấn tượng cho người dạy và người học. Vì vậy, thông tin ở định dạng này được khuyến khích chuyển sang định dạng slideshow hay video nhằm thu hút người đọc khi tham gia học online.

2.3. Định dạng học liệu điện tử PDF: .pdf

Tương tự như Word/Excel, định dạng PDF hỗ trợ đa dạng văn bản khác nhau cùng những hình ảnh, font chữ, âm thanh sống động. Bài giảng định dạng này được sử dụng phổ biến trong phần mềm LMS của công ty nhờ khả năng tương thích với nhiều thiết bị và cho ra hiển thị tương đồng ở nhiều nền tảng khác nhau.

2.4. Định dạng học liệu điện tử PowerPoint: .ppt, .pptx

Powerpoint trong học tập điện tử được dùng như một “trợ thủ đắc lực” trong việc tạo nội dung ở những năm 1990. Powerpoint tương thích với nhiều loại tài liệu, từ giáo trình học thuật, quy định cho tới nội dung đào tạo chuyên ngành. Điểm mạnh của định dạng này là thiết kế bắt mắt, gây hứng thú cho người học và dễ ghi nhớ nội dung quan trọng.

2.5. Định dạng tệp .zip theo tiêu chuẩn SCORM.

Định dạng học liệu điện tử tệp .zip theo tiêu chuẩn SCORM có chứa nội dung chi tiết tương thích với nhiều hệ điều hành, trình duyệt và hệ thống LMS. Bài giảng SCORM có khả năng kết nối với phần mềm LMS thông qua xAPI nhằm báo cáo tiến trình học tập, thời gian, kết quả kiểm tra nhằm hỗ trợ nhà quản trị theo dõi được quá trình học tập của học viên. Đồng thời, nội dung đào tạo chuẩn SCORM được phân bổ thành nhiều module và dùng cho nhiều khóa học khác nhau ở LMS.

Định dạng .zip được sử dụng rộng rãi.

3. Phương thức truyền tải học liệu điện tử đến người dùng

3 phương thức truyền tải E-learning tới người dùng như sau:

  • Online qua mạng Internet;

  • Online qua mạng nội bộ;

  • Đĩa DVD, CD, thẻ nhớ USB giúp người học có thể chủ động học mà không cần kết nối mạng.

4. Thách thức khi xây dựng học liệu điện tử cho doanh nghiệp

  • Chất lượng nội dung: Còn phụ thuộc vào chất lượng tài liệu gốc của công ty, phương pháp truyền đạt dữ liệu chưa có sự thống nhất giữa các phòng ban dẫn đến thiếu rời rạc, trùng lặp ở các đề tài dẫn tới lãng phí tài nguyên và không đáp ứng được mong muốn của người học;

  • Công nghệ và con người: Nhân sự chưa trang bị đủ kỹ năng công nghệ chuyên sâu nên gây lãng phí thời gian và chi phí hơn. Công ty cần chú ý về việc cập nhật các công cụ hiện đại khi thiết lập kho học liệu số nhằm cải tiến chất lượng nội dung và phương thức học mới mẻ hơn;

  • Tính tương thích của thiết bị số và học liệu điện tử: Người học thường gặp tình trạng lỗi kiểu chữ, không thể tải tệp xuống bởi không tương thích với hệ thống. Công ty cần lưu ý đảm bảo độ tương thích với nhiều hệ thống để trải nghiệm học tập được đảm bảo.

Những thách thức doanh nghiệp đối mặt khi xây dựng e-learning.

5. Tổ chức có thẩm quyền phê duyệt E-learning trước khi sử dụng

Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 14 TT/12/2016/TT-BGDĐT như sau:

Tổ chức thực hiện:

1. Nghĩa vụ của các tổ chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Cục CNTT:

- Chỉ đạo, thúc đẩy triển khai những nội dung của Thông tư này.

- Kiểm tra việc tuân thủ hoạt động ứng dụng CNTT trong quản trị, tổ chức đào tạo qua mạng của các cơ sở đào tạo theo quy định của Thông tư này.

b) Các đơn vị, cơ quan có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nghĩa vụ phối hợp tham gia công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo thẩm quyền.

2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo:

a) Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng theo quy định.

b) Tổ chức thẩm định e-learning trước khi đưa vào sử dụng. Chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung đào tạo qua mạng.

c) Tạo điều kiện để giảng viên được tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ được giao.

d) Tổ chức đánh giá hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng bằng kênh phản hồi của giảng viên, người học nhằm có các giải pháp điều chỉnh hợp lý.

đ) Ban hành quy chế về vận hành, cung cấp thông tin cho cổng thông tin đào tạo qua mạng.

>>> Xem thêm:

Việc tổ chức kho e-learning rất cần thiết trong quá trình đào tạo và dạy học online tại nhiều công ty. Từ các thông tin trên, công ty có thể nắm rõ học liệu điện tử là gì? nhận định được những thách thức khi thực hiện xây dựng, qua đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Theo dõi website của Lạc Việt để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!