TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT

Nguyên Lý Thiết Kế Thư Viện Chuẩn Nhất Cho Trường Học

NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ THƯ VIỆN CHUẨN NHẤT CHO TRƯỜNG HỌC

Các tổ chức giáo dục ngày nay có cách nhìn nhận, tiếp cận mới hơn đối với các thư viện về không gian, tiện ích và tài nguyên. Trong đó thư viện số thông minh là xu hướng chung nhiều trường hướng đến.

Nguyên lý thiết kế thư viện chuẩn nhất cho trường học dưới đây sẽ là thông tin tham khảo hữu ích cho các trường dự kiến cải tạo cấu trúc thư viện hiện có hoặc xây thư viện mới.

nguyên lý thiết kế thư viện

1. Thư viện là trung tâm tri thức cần được thiết kế bài bản

Từ trước đến nay, thư viện chủ yếu là các tòa nhà được thiết kế với chức năng chính là nơi lưu trữ, bảo quản tài liệu, sách, báo in. Bạn đọc xuất trình thẻ, tra cứu, tìm kiếm, lựa chọn tại các kho sách những tài liệu cần, đi qua các lối đi/khu vực và ngồi xuống bàn/khu vực đọc để đọc tài liệu.

Sự trỗi dậy của kỷ nguyên số đã mở ra một thế giới cơ hội cho các thư viện hiện đại. Mặc dù chắc chắn thư viện vẫn là nơi lưu trữ tài liệu, sách báo…, nhưng thư viện đang chuyển từ nơi lưu trữ thông tin sang trung tâm tri thức; nơi bạn đọc có thể truy cập thông tin qua công nghệ và tìm hướng dẫn về kiến thức kỹ thuật số.

Thư viện không chỉ thực hiện chức năng thông tin, giáo dục, văn hóa, phát triển cá nhân, tạo thói quen, văn hóa đọc mà chức năng của thư viện còn mở rộng sang hoạt động của trung tâm tri thức.

2. Nguyên lý thiết kế thư viện chuẩn nhất

Để thư viện trở thành trung tâm tri thức, quá trình sửa chữa hay thiết kế phải tạo ra các không gian thư viện có thể được tận dụng cho nhiều mục đích, linh hoạt và đa dụng. Các công trình phải có một nguyên lý thiết kế thư viện bài bản gây được hứng thú và cảm hứng cho người đọc.

2.1 Thiết kế không gian bên ngoài

nguyên lý thiết kế thư viện

Cảnh quan bên ngoài tòa nhà thư viện gồm: quảng trường, địa hình, mặt nước, sân vườn, cây xanh, kiến trúc công trình; các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, không gian đọc ngoài trời….

Các nguyên lý thiết kế thư viện cần lưu ý cho không gian bên ngoài bao gồm:

Tận dụng yếu tố nước (nếu có)

Các mặt nước sông, hồ ngay khu vực xây dựng sẽ là cảnh quan và tạo sự nổi bật cho công trình.

Yếu tố mặt nước giúp làm mềm đi những hình khối kiến trúc, đồng thời làm cho công trình trở nên nổi bật hơn nhờ tính phản chiếu cao.

Tuy nhiên trong kiến trúc thư viện, mặt nước sẽ đem lại một số bất lợi như tính chất ẩm do hơi nước sẽ dễ gây ảnh hưởng đến việc bảo quản lưu trữ sách.

Thêm vào cây xanh

Cây xanh là một yếu tố không thể thiếu trong hầu hết các công trình, đặc biệt là những công trình mang tính chất thư giãn như thư viện. Cây xanh đem lại sức sống, sự tươi mát cũng như cải tạo khí hậu xung quanh công trình.

Yếu cây xanh trong thư viện được thiết kế từ cây xanh tự nhiên; cây trang trí và vườn trên mái.

Thư viện ngoài chức năng như kho lưu trữ sách còn phải là một điểm đến lý tưởng cho người đọc sách với không gian, kiến trúc đẹp.

Kiến trúc công trình độc đáo, thể hiện nét riêng

Hình thức kiến trúc của thư viện ngoài việc phải độc đáo để thu hút độc giả còn phải hài hòa với cảnh quan xung quanh. Phù hợp với văn hóa của địa phương, của trường học.

Nguyên lý thiết kế thư viện cho không gian đọc ngoài trời

Nguyên lý thiết kế thư viện cho các góc đọc ngoài trời thì cần chú ý các điểm:

  • Những góc đọc ngoài trời cần thiết kế những lối đi thuận tiện để tiếp cận khi ngồi đọc
  • Ngoài việc tạo cảm giác thích thú khi đi dạo quanh thư viện thì việc lựa chọn nơi ngồi đọc ngoài trời phù hợp, thoải mái cũng rất quan trọng
  • Lối tiếp cận thuận lợi sẽ giúp người đọc tìm kiếm nơi đọc dễ dàng hơn

2.2 Nguyên lý thiết kế thư viện không gian bên trong

nguyên lý thiết kế thư viện

Thiết kế không gian bên trong

Nguyên lý thiết kế thư viện cần chú ý tới ánh sáng, màu sắc, chất liệu, phương tiện thông tin thị giác:

  • Các yếu tố màu sắc được sử dụng tùy theo từng loại thư viện và từng không gian khác nhau bên trong thư viện. Màu sắc có sự tác động mạnh mẽ đến không gian cảnh quan bên trong thư viện.
  • Ánh sáng có 2 loại là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Hầu hết kiến trúc thư viện đều sử dụng ánh sáng tự nhiên cho các không gian đọc để mang lại cảm giác thoải mái và sự tiện nghi cho người đọc. Sử dụng ánh sáng tự nhiên nhiều trong không gian đọc tạo ra sự kết nối giữa không gian đọc bên trong và bên ngoài công trình. Ngoài chiếu sáng tự nhiên, thư viện cũng cần thiết kế hệ thống chiếu sáng nhân tạo để phục vụ các khu vực không lấy được chiếu sáng tự nhiên và đảm bảo việc chiếu sáng cho phòng đọc vào ban đêm. Việc lựa chọn và kết hợp đèn hợp lý sẽ làm tăng tính nghệ thuật của không gian.
  • Phương tiện thông tin thị giác: bảng hiệu, bảng chỉ dẫn ngoài chức năng thông tin hướng dẫn cho người đọc cần phải có màu sắc hài hòa và đặt ở những vị trí hợp lý để tăng tính logic của không gian.

Không gian đọc sách

  • Những góc đọc trong thư viện và cảnh quan ngoài trời luôn được kết nối với nhau, chúng thường gần như không có ngăn chia mà mở rộng.
  • Các không gian đọc nên được thiết kế những vách kính như nhằm muốn chào đón bạn đọc đến để tìm đọc sách.
  • Không gian đọc thoáng mát rộng rãi có thể nhìn xuyên thấy được cảnh quan xung quanh thư viện giúp người đọc sẽ thích thú hơn.

Cơ sở vật chất – tiện ích

Hệ thống điện của thư viện có thể dùng các pin dùng năng lượng mặt trời, tua-bin gió và điều khiển bằng trí thông minh nhân tạo nhờ một hệ máy tính; bật - tắt điện, điều hòa bằng hệ thống cảm biến; hệ thống nước sinh hoạt, chất thải tự xử lý theo công nghệ hiện đại, hài hòa với môi trường tự nhiên. Nhưng tùy theo kinh phí xây dựng và quy mô để lựa chọn phù hợp.

Nguyên lý thiết kế thư viện cũng cần cân nhắc cung cấp từ bàn, ghế, tủ, kệ, ổ cắm điện cho người dùng máy tính xách tay cho đến các thiết bị thông minh hay cài đặt trình giả lập 3D, 4D, 5D phức tạp. Xem xét đến các tiện ích thông minh hỗ trợ bao gồm:

  • Wifi và truy cập in ấn tài liệu tự động
  • Máy tính, laptop, Ipad… thiết bị thông minh công cộng có thể truy cập tìm kiếm, khai thác thông tin dễ dàng, tiện ích.
  • Các lớp học/đào tạo thông tin từ xa, cung cấp khả năng hội nghị truyền hình với bảng “flip charts” điện tử để chia sẻ thông tin cả về mặt đồ họa và điện tử.
  • Phòng thuyết trình thực hành được trang bị hệ thống máy chiếu thông minh và bàn hội nghị.
  • Các trung tâm máy tính hiện đại với phần mềm khoa học, video, đồ họa, thí nghiệm ảo.
  • Tủ khóa có ổ cắm tích hợp để sạc các thiết bị cá nhân như điện thoại thông minh, máy tính xách tay…
  • Các không gian hiển thị 3D như không gian ảo, cung cấp các tình huống mô phỏng thực tế cho phép người học tương tác trong môi trường ảo

3. Giải pháp thiết kế quản lý thư viện hiệu quả cho trường học

Đi kèm với các nguyên lý thiết kế thư viện, hệ thống quản lý là yếu tố không thể thiếu cho một thư viện số thông minh.

nguyên lý thiết kế thư viện

Lạc Việt Vebrary giới thiệu đến bạn một hệ thống phần mềm thư viện hơn 20 năm phát triển:

  • Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về Quản trị Thư viện.
  • Đã ứng dụng ở nhiều trường học các cấp và đưa vào hoạt động đúng Mô hình Thư viện thông minh hơn 10 thư viện/trung tâm học liệu/trường đại học.
  • Quản lý tự động mọi nghiệp vụ từ xa và tích hợp đồng nhất.
  • Dịch vụ thư viện số được thiết kế theo chuẩn quốc tế được kiểm chứng chất lượng bởi đại học RMIT, thư viện Quốc gia Canada.
  • Phần mềm dịch vụ thư viện số duy nhất ở Đông Nam Á có tên trong danh sách của Tổ chức Quốc tế ILL ASMA về phát triển và bảo trì ứng dụng mượn liên thư viện.
  • “Một điểm đến cho tất cả” mọi đối tượng, mọi lứa tuổi với những trình độ khác nhau đều có thể tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của thư viện.

Trải nghiệm hệ thống thư viện số của Thư viện tỉnh Bình Phước

Trên cơ sở phân tích, định hướng nguyên lý thiết kế thư viện cho không gian bên ngoài, bên trong, Lạc Việt Vebrary hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những ý tưởng ban đầu cho một thư viện số thông minh.

>>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

(Nguồn tham khảo: Thiết kế không gian thư viện phục vụ đại học số - đại học thông minh - ThS. Hoàng Văn Dưỡng - https://repository.vnu.edu.vn/)