TIN TỨC TỪ LẠC VIỆT
Mô hình quản lý thư viện hiệu quả được dùng nhiều nhất
MÔ HÌNH QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆU QUẢ ĐƯỢC DÙNG NHIỀU NHẤT
Một thư viện hoạt động hiệu quả yếu tố quan trọng nhất chính là phương pháp áp dụng cơ cấu mô hình quản lý. Một mô hình quản lý thư viện khoa học sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực. Tìm hiểu bài viết sau cùng Lạc Việt Vebrary để biết thêm thông tin về hệ thống quản lý cũng như mô hình được cách các thư viện sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Mô hình quản lý thư viện là gì?
Mô hình quản lý thư viện là hệ thống tổ chức các hoạt động để thư viện vận hành một cách đồng bộ, hợp lý và khoa học nhằm mang đến sự hiệu quả tốt nhất. Mô hình thư viện hiện không được quy định, hướng dẫn trong các văn bản pháp luật. Do đó, mỗi thư viện ở các trường học khác nhau sẽ có mô hình quản lý linh hoạt để phù hợp với hệ thống của thư viện đó.
Một mô hình quản lý thư viện hiệu quả sẽ phải đáp ứng những nội dung sau:
Khả năng quản lý nguồn lực thư viện
Nguồn lực thư viện được quản lý trong các khâu như tuyển dụng, bố trí, đào tạo, sử dụng và phát triển. Tuyển dụng hiệu quả khi đảm bảo được số lượng và đúng các phẩm chất chuyên môn theo pháp lệnh công chức và các quy định của cơ quan. Sử dụng nguồn lực hiệu quả khi bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng, sở trường của từng viên chức. Khả năng đào tạo, phát triển đem lại thành công khi nhân viên được đào tạo về lý luận chính trị, quản lý, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và nhân cách, thể lực.
Khả năng quản lý hoạt động chuyên môn
Hiện nay các dịch vụ thư viện đều áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động tốt nhất. Do đó, các hoạt động chuyên môn cần được đào tạo, quản lý tốt nhất để thư viện được vận hành trơn tru và hiệu quả. Một số hoạt động chuyên môn cần biết như hiểu biết về sự vận hành các module trong phần mềm quản lý thư viện hay sử dụng module trong hoạt động quản lý như kiểm tra, đánh giá.
Quản lý tài chính thu chi
Mô hình quản lý thư viện hiệu quả thì vấn đề tài chính cần đáp ứng các yếu tố như: quản lý theo luật ngân sách nhà nước, quy chế tài chính của thư viện, lập kế hoạch tài chính dài hạn, ngắn hạn, dự toán tài chính, cơ chế hạch toán kinh tế.
Quản lý cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất cần được đảm bảo hiện đại nhất. Tăng cường đầu tư vào công nghệ, sự đa công năng. Ngoài ra, cần chú trọng chế độ bảo dưỡng, kiểm tra để xử lý kịp thời các hư hại. Nhờ đó, cơ sở vật chất được bảo quản tốt nhất góp phần tăng tuổi thọ sử dụng, về lâu dài giúp giảm chi phí đáng kể.
Mô hình quản lý thư viện phổ biến trong trường học là gì?
Dưới đây là mô hình quản lý thư viện được sử dụng nhiều nhất:
Chức năng quản lý: Tính năng này để giám sát, quản lý và thông tin tất cả các hoạt động của thư viện.
Tính năng quản lý bạn đọc: Quản lý các hoạt động như cấp thẻ thư viện, in thẻ, gia hạn thẻ, …
Công tác bổ sung tài liệu: Bổ sung các tài liệu mới từ khâu đặt mua đến hoạt động xếp lên giá, kệ.
Công tác biên mục: Bao gồm các hoạt động như nhập tài liệu, sách mới, sửa đổi, xóa, bổ sung hay xử lý phân tích dữ liệu thư viện để người đọc nắm được các thông tin của tài liệu. Công tác biên mục sẽ giúp tổ chức, cơ cấu và quản lý hệ thống thông tin thư viện để người dùng tìm kiếm nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Hoạt động quản lý mượn trả sách: Bao gồm nghiệp vụ mượn, trả sách và quản lý thông tin mượn trả.
Nhóm tra cứu: Dành cho bạn đọc và khách tham quan, những ai đang có nhu cầu cần tra cứu thông tin trong thư viện.
Ấn phẩm định kỳ: Quản lý ấn phẩm từ nhật báo hàng ngày đến các ấn phẩm theo từng năm.
Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ quản lý thư viện
Để áp dụng mô hình quản lý thư viện thành công cần có quy trình nghiệp vụ từng hạng mục cụ thể. Dưới đây là quy trình thực hiện chuẩn:
- Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động
Lập kế hoạch là bước cần thiết để giúp hoạt động quản lý được thực hiện có hệ thống và nhanh chóng ứng phó nhanh với các thay đổi. Việc lên kế hoạch cần được thực hiện bài bản, có đầu tư bao gồm đầy đủ các công đoạn như khảo sát đánh giá môi trường, tìm kiếm thông tin, rà soát các phương án thực hiện hay đề ra các kế hoạch dự phòng.
- Bước 2: Tổ chức thực hiện
Để khâu thực hiện hiệu quả cần phân hoạch các nhóm chuyên môn cụ thể để công tác tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả nhất. Hãy đảm bảo công việc thực hiện theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra.
- Bước 3: Kiểm soát
Sau khi tổ chức thực hiện thì việc kiểm tra và rà soát hoạt động, tính hiệu quả từ khâu lên kế hoạch cho đến tổ chức hoạt động. Quá trình kiểm tra vô cùng cần thiết để nâng cao hệ thống phần mềm quản lý thư viện trong kế hoạch lâu dài sau này.
Như vậy có thể thấy mô hình quản lý thư viện thật sự cần thiết và quan trọng giúp các thư viện được tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức Lạc Việt Vebrary đem lại sẽ hữu ích cho các trường học trong công tác quản lý và chuyển đổi số hóa ngành thư viện nhé.
>>> Xem thêm các hoạt động liên quan:
- Kế toán công nợ phải trả, phải thu
- Cách tính khấu hao tài sản cố định
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Chức năng xây dựng phần mềm quản lý thư viện trực tuyến
- THƯ VIỆN THÔNG MINH TRONG TRƯỜNG HỌC