BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức đối với quản lý thư viện Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức đối với quản lý thư viện Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ sang nền kinh tế số. Trong đó, việc quản lý thư viện không tránh khỏi những tác động tích cực; tiêu cực từ cuộc cách mạng số và tự động hoá. Vậy cuộc CMCN 4.0 có những tiến bộ công nghệ nào có thể ảnh hưởng đến ngành thư viện? Thư viện Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số sẽ phải đối mặt với những thách thức nào?

Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức với quản lý thư viện Việt Nam.png

1. Công nghệ của cách mạng 4.0 và ứng dụng trong quản lý thư viện

CMCN 4.0 được coi là kết quả của sự hội tụ những công nghệ nổi bật trong hoạt động sản xuất và dịch vụ. Những công nghệ như robot tự động; trí tuệ nhân tạo; điện toán đám mây; dữ liệu lớn; dữ liệu liên kết, máy in 3D; công nghệ sinh học; vạn vật kết nối;... đang làm thay đổi cách con người sống, làm việc và học tập. Máy móc và con người được kết nối với nhau.

1.jpg

Hình 1: Các công nghệ dành cho CMCN 4.0

Những công nghệ nổi bật của CMCN 4.0 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành thư viện trong tương lai gần. Thực tế nhiều công nghệ đã được áp dụng trong các mô hình quản lý thư viện.

a) Dữ liệu lớn (Bigdata) và nội dung số

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học thư viện và thông tin đều cho rằng dữ liệu lớn đang mang lại cơ hội lớn cho thư viện trong đổi mới sáng tạo.

Thư viện có thể phân dữ liệu lớn thành 2 nhóm: biên mục và xử lý.

Dữ liệu lớn trong thư viện bao gồm tài nguyên thông tin và dữ liệu phái, thông qua việc cung cấp dịch vụ cho người dùng. Nhóm tài nguyên thông tin sẽ bao gồm các biểu ghi thư mục, các dữ liệu do thư viện tạo ra. Trong khi đó dữ liệu phái sinh sẽ có từ sự tương tác của người dùng trong quá trình sử dụng các dịch vụ của thư viện.

2.jpg

Hình 2: Mô hình quản trị thư viện và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên dữ liệu lớn

Việc phân tích dữ liệu lớn thư viện sẽ hỗ trợ đổi mới sáng tạo thư viện số. Thông qua phân tích dữ liệu lớn về thói quen hành vi của người dùng; thư viện sẽ tăng cường trải nghiệm và làm thoả mãn nhu cầu thông tin của họ hơn. Trên cơ sở đó giúp các thư viện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có tính cạnh tranh và chi phí thấp nhất.

>>> Kiến thức cần biết: Thư viện điện tử là gì? Vai trò của số hóa tài liệu trong thư viện điện tử

b) Robot, RFID và tự động hoá thư viện

Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trong đó có ngành thư viện. Công nghệ này được sử dụng để tìm kiếm và chỉ chỗ tài liệu/ thiết bị trong thư viện; đo lường mức độ truy cập và sử dụng tài liệu trong thư viện; xác định các thông tin của bộ sưu tập, các yêu cầu đặc biệt và có liên quan của người dùng. Phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ và tìm kiếm các giải pháp tối ưu cho thư viện.

2.png

Hình 3: Ứng dụng RFID trong thư viện

c) Giao tiếp máy với máy và vạn vật kết nối

Các ứng dụng của IoT trong thư viện có thể bao gồm:

Xây dựng các toà nhà thư viện thông minh

Truy cập vào thư viện và các nguồn thông tin

Kiểm soát bộ sưu tập

Nghiên cứu người dùng và cải tiến dịch vụ

Hỗ trợ người dùng khai thác thư viện: Người dùng cần có sự hiểu biết nhất định để khai thác các dịch vụ và tài nguyên thông tin của thư viện được hiệu quả. IoT sẽ giúp cung cấp những hướng dẫn thực tế ảo cho người dùng.

Dịch vụ định vị địa điểm: Người dùng ngồi ở nhà hoặc nơi làm việc sẽ lên danh mục các tài liệu mà họ cần thông qua tài khoản thư viện. Khi đến thư viện với thiết bị điện thoại được kết nối IoT, họ sẽ được hướng dẫn đến các giá sách có tài liệu họ cần, cung cấp tình trạng mượn của tài liệu, tư vấn thêm các tài liệu trong lĩnh vực họ quan tâm.

d) Điện toán đám mây

Các thư viện thay vì phải đầu tư một hệ thống lưu trữ, máy chủ thì có thể sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của các nhà cung cấp.

Điều này sẽ giúp thư viện tiết kiệm được chi phí khấu hao của thiết bị, tránh lãng phí nguồn tài nguyên.

Ứng dụng điện toán đám mây trong thư viện sẽ bao gồm:

  • Xây dựng thư viện thông minh trong trường học và các lưu trữ số cho nguồn tài nguyên của mình, đảm bảo truy cập đến nguồn tài nguyên 24/7.
  • Tìm kiếm dữ liệu/ tài nguyên của thư viện.
  • Dịch vụ lưu trữ trang web (website hosting);
  • Tìm kiếm các nội dung học thuật thông qua phương thức tìm kiếm tập trung.
  • Xây dựng cộng đồng mạng lưới các thư viện và chuyên gia;
  • Tự động hoá toàn bộ hoạt động của thư viện thông qua ứng dụng các phần mềm thư viện chuyên dụng.

2. Thách thức và yêu cầu đổi mới đối với thư viện Việt Nam

Có thể thấy CMCN 4.0 đang tạo ra cơ hội lớn cho ngành thư viện để đổi mới và tiến vào kỷ nguyên số như một thành phần quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, ngành thư viện cũng đứng trước những thách thức không nhỏ đó là:

  • Máy móc sẽ lấy mất việc của người làm thư viện,
  • Thay đổi thói quen, hành vi khai thác sử dụng thông tin của người dùng
  • Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho mô hình thư viện mới,
  • Giải quyết vấn đề bản quyền số trong quá trình chuyển đổi số,
  • An ninh thông tin trong môi trường số,
  • Vai trò của thư viện trong giáo dục trực tuyến và truy cập mở.

4.jpg

Biểu đồ 1: Các công việc có thể được thay thế bởi máy tính

Google đang là một kho tài nguyên vô tận nếu biết khai thác, bên cạnh đó các nguồn tài nguyên mở đang ngày càng phát triển, tài liệu được xuất bản số với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với tài liệu in… Đây chính là những đối trọng trực tiếp của thư viện bởi sự tiện lợi và thân thiện của chúng đối với người dùng.

Câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy trong môi trường mới khi sự khác biệt giữa không gian vật lý và không gian mạng đã bị xoá bỏ? Khi mà người dùng không cần đến thư viện cũng có thể khai thác được tài liệu từ thư viện?

Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: