BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Vai trò của tra cứu OPAC trong thư viện
Vai trò và sự phát triển của tra cứu OPAC trong thư viện
Phân hệ tra cứu OPAC là một cơ sở dữ liệu chứa các biểu ghi thư mục mô tả sách và các loại tài liệu khác của thư viện. Hỗ trợ người dùng tin tìm kiếm thông tin về tài liệu của thư viện.
I. Tổng quát
OPAC là mục lục trực tuyến bao gồm các tài liệu được tổ chức trong một thư viện hay một hệ thống thư viện.
OPAC là bộ mặt của Thư viện. Là cầu nối trao đổi thông tin giữa bạn đọc và thư viện. Hoạt động của một thư viện được đánh giá là hiệu quả khi làm thỏa mãn được tối đa các nhu cầu tin của bạn đọc một cách nhanh chóng. Để làm được điều đó, ngoài việc trang bị nguồn tài liệu phong phú, thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ; mỗi thư viện cũng cần có một giao diện OPAC thân thiện, với nhiều tính năng, thiết kế phù hợp;… dễ sử dụng. Tạo điều kiện tối đa cho bạn đọc có thể tra cứu và gửi các yêu cầu một cách nhanh chóng.
II. Vai trò của phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC
Phân hệ tra cứu OPAC cho phép bạn đọc kiểm tra về tình trạng mượn của bản thân: thông tin thời hạn sử dụng thẻ đọc, danh sách ấn phẩm đang mượn,ấn phẩm mượn đã quá hạn, những ấn phẩm đang quan tâm tìm kiếm, đang chờ được mượn.
Cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như: Đóng góp các ý kiến, nhận xét, gửi khiếu nại. Hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện, biết những Ấn phẩm nào được mượn nhiều nhất trong năm…
Qua nhiều lần cải tiến, OPAC hiện nay được phát triển thêm nhiều tính năng hữu ích cho người dùng. Từ việc tìm kiếm đến việc đặt mượn giúp họ có thể tiết kiệm về thời gian và công sức. Các cải tiến đó bao gồm:
- Cho phép người sử dụng tìm được số lượng lớn các cơ sở dữ liệu thư mục và các nguồn tài liệu toàn văn bằng một lệnh duy nhất
- Cho phép tìm kiếm với nhiều tiêu chí khác nhau (nhan đề, tác giả,Ký hiệu phân loại, năm xuất bản, số ISBN…)
- Có thể quản lý và chỉnh sửa thông tin cá nhân, đặt mượn, gia hạn tài liệu trực tuyến, xem lịch sử mượn tài liệu
- Giới hạn kết quả tìm kiếm theo nhiều tiêu chí (chủ đề, tác giả, năm xuất bản…)
- Hiển thị trên nhiều dạng với 1 biểu ghi kết quả tìm được: hiển thị đơn giản, chi tiết, theo dạng MARC.
- Tính năng giá sách ảo
- Đề xuất mua, bình luận, thêm từ khóa cho tài liệu
- Kiểm soát tính nhất quán của các biểu ghi
- Hoạt động tốt trên nhiều thiết bị khác nhau: điện thoại di động, máy tính bảng
- Giao dịch liên thư viện
III. Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC của Lạc Việt Vebrary
Phân hệ tra cứu OPAC của Vebrary đáp ứng đúng chuẩn tra cứu liên thư viện Z39.50 client/server. Hệ thống đã được kiểm chứng nghiệp vụ bởi các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực Thư viện – Thông tin quốc tế như: Đại học RMIT, thư viện quốc gia Canada (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).
Phần mềm quản lý sách Vebrary hỗ trợ:
- Tìm kiếm đa điểm, kết quả trả về nhanh chóng, chính xác
- Không giới hạn số người truy cập
- Phân quyền truy cập và khai thác thông tin
- Tìm kiếm thông tin về tài liệu với nhiều mức độ khác nhau
- Tìm kiếm nguồn tài liệu bên ngoài thư viện
- Cho phép lưu lại kết quả tìm kiếm.
- Hỗ trợ các cấu hình tìm kiếm riêng cho tài liệu số.
- …
Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay; việc phát triển OPAC và hệ thống thông tin là hết sức quan trọng khi thực hiện chuyển đổi số trong thư viện. Sự đa dạng hóa trong kế hoạch xây dựng thư viện điện tử với hệ thống tra cứu sẽ giúp thư viện phục vụ tốt hơn các nhu cầu tin của bạn đọc. Mặt khác giúp thư viện có thể hoàn thành tốt hơn vị trí, vai trò của mình.
Nguồn: Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu sổ quản lý sử dụng thư viện - thiết bị
- Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện
- Chuẩn mô tả dữ liệu thư mục ISBD
- Ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin thư
viện
- Dublin core trong quản lý thư viện số
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4734 - 1989 về Giấy in - Danh mục chỉ tiêu
chất lượng
- Áp dụng giải pháp nhận dạng ký tự quang học OCR trong biên mục tài
liệu lưu trữ
- Khung phân loại thư viện Quốc hội Mỹ - LCC
- Khung phân loại thập phân Dewey – DDC
- Quy tắc biên mục Anh Mỹ - AACR2
- Mẫu sổ quản lý sử dụng thư viện - thiết bị