BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Khung phân loại thập phân Dewey – DDC

Khung phân loại thập phân Dewey – DDC

Trong công tác nghiệp vụ thư viện, công tác phân loại là một khâu xử lý nghiệp vụ hết sức quan trọng. Nó được ứng dụng để giúp người sử dụng thư viện dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận tài liệu, đồng thời cũng hỗ trợ việc sắp xếp các tiêu đề trong mục lục phân loại hay trong thư mục. Đối với chuẩn thư tịch về phân loại thư viện, ba khung phân loại được cho là tiêu biểu hiện nay là: Khung phân loại thập phân Dewey – DDC, LCC và UDC

Trong bài viết này sẽ đề cập đến khung phân loại thập phân Dewey – DDC (Dewey Decimal Classification) dùng cho thư viện vừa và nhỏ;

Open from 7am-10m Mondays-Sundays.png

I. ĐỊNH NGHĨA BẢNG PHÂN LOẠI THÂP PHÂN DEWEY (DEWEY DECIMAL CLASSIFICATION – DDC)

Khung phân loại thập phân DDC (Dewey Decimal Classification) là một trong các khung phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nhà cách tân thư viện nổi tiếng người Mỹ Melvil Dewey (1851-1931) xây dựng từ những năm 1870.

Khung phân loại DDC ra đời đã tỏ ra rất phù hợp với hệ thống thư viện công cộng và quản lý thư viện trường học, về sau nhờ mở rộng số lượng mục từ trong bảng chính và hợp lí hóa các phương pháp tổng hợp, DDC trở thành khung phân loại mang đầy đủ ba tính chất: liệt kê, tổng hợp và phân cấp, và được sử dụng nhiều trong thư viện đại học.

Bảng phân loại thập phân Dewey (Khung DDC) được xuất bản thành hai ấn bản khác nhau: một ấn bản đầy đủ và một ấn bản rút gọn. Ấn bản rút gọn dành cho các thư viện có khoảng trên dưới 20.000 quyển.

II. CẤU TRÚC VÀ KÝ HIỆU

Cấu trúc bảng chính của DDC rút gọn 14 bao gồm những lớp cơ bản sau:

  • Tổng hợp
  • Triết học và các khoa học liên quan
  • Tôn giáo
  • Các khoa học xã hội
  • Ngôn ngữ học
  • Các khoa học chính xác
  • Các khoa học ứng dụng
  • Nghệ thuật
  • Văn học
  • Địa lý, lịch sử và các ngành có liên quan.

Ngoài ra hệ thống DDC còn cung cấp 7 bảng trợ ký hiệu để kết hợp với bảng chính tạo ra ký hiệu đầy đủ phản ánh các ngành tri thức cùng các dấu hiệu khác. Các bảng phụ trợ bao gồm:

  • Bảng 1: Bảng tiểu phân mục chuẩn (kết hợp với tất cả các lớp chính)
  • Bảng 2: Bảng trợ ký hiệu địa lý (có thể kết hợp với tất cả các lớp chính)
  • Bảng 3: Bảng phụ văn học (sử dụng cho lớp 800- văn học và tu từ học)
  • Bảng 4: Bảng tiểu phân mục cho từng ngôn ngữ (sử dụng cho lớp 400 – ngôn ngữ học)
  • Bảng 5: Bảng phụ nhóm chủng tộc, dân tộc, quốc gia
  • Bảng 6: Bảng phụ ngôn ngữ
  • Bảng 7: Bảng phụ nhân vật

III. VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN VEBRARY CỦA LẠC VIỆT

Được phát triển từ năm 1998 và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế về quy định trong công tác Quản trị thư viện số - Lạc Việt Vebrary cho phép tin học hóa, tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc mọi lúc mọi nơi bằng hình thức truy cập từ xa, giúp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện hiệu quả, tiết kiệm, an toàn


Lạc Việt Vebrary được thiết kế tuân theo chuẩn quốc tế đáp ứng tốt nhu cầu chuyển đổi số ngành thư viện của các Đơn vị giáo dục trong hoạt động thông tin – thư viện như sau:

  • Khổ mẫu trao đổi ISO 2709.
  • Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, MARC21XML.
  • Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50. 
  • Hỗ trợ công tác biên mục theo & quy tắc mô tả thư mục: ISBD, AACR2, Dublin Core
  • Hỗ trợ khung phân loại khác nhau:

            -     Khung phân loại thập phân của Dewey (DDC)

            -     Khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), khung đề mục chủ đề.

  • Lạc Việt Vebrary tích hợp hiệu quả các nghiệp vụ, quy trình xây dựng thư viện số với khả năng khai thác, kết nối đến cộng đồng thư viện trên thế giới, khả năng liên thông đã được kiểm chứng về quy trình, chất lượng bởi Đại học RMIT, Thư viện Quốc gia Canada và tổ chức Research Libraries Group.
  • Lạc Việt Vebrary là phần mềm duy nhất ở Đông Nam Á có tên trong danh sách Tổ Chức Quốc Tế về phát triển và bảo trì chuẩn ứng dụng mượn liên thư viện ILL ASMA (ILL Applications Standards Maintenance Agency - www.nlc-bnc.ca/iso/ill), được thư viện Quốc gia Canada kiểm chứng nghiệp vụ (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan: