BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Quy tắc biên mục Anh Mỹ - AACR2
Quy tắc biên mục Anh Mỹ - AACR2
Các quy tắc biên mục AACR2 (Anglo-American Cataloguing Rules) được Hiệp hội Thư viện Mỹ; Hiệp hội Thư viện Canada và một nhóm các chuyên gia phối hợp phát hành. AACR2 được xây dựng nhằm tạo lập các sản phẩm thư mục và các biểu ghi biên mục của các thư viện viện nói chung. Các quy tắc này hướng dẫn việc mô tả và định vị cho mọi dạng tư liệu thông thường của thư viện.
I. KHÁI QUÁT VỀ QUY TẮC BIÊN MỤC ANH MỸ - AACR2
Năm 1967, người Mỹ và người Anh đã hợp tác biên soạn và xuất bản một bộ quy tắc chung. Gọi tắt theo tiếng Anh là AACR dành cho các thư viện nghiên cứu lớn.
AACR đưa ra các quy tắc mô tả đối với các tư liệu không phải sách báo.
Quy tắc này nhấn mạnh các thông tin trên trang nhan đề; chú trọng lập tiêu đề theo các loại tên người hơn là thể loại các tác phẩm. Không nhấn mạnh tới việc biên soạn các quy tắc riêng theo từng loại hình tư liệu, phân biệt mô tả chính và mô tả bổ sung. Phân biệt hai hình thức trình bày mô tả: theo tác giả và theo nhan đề.
AACR còn đề cập đến hình thức mô tả với tiêu đề tác giả tập thể. Là tên gọi cho các cơ quan, tổ chức và những quy định đối với việc đưa tên gọi của các cơ quan cấp trên vào tiêu đề. Song AACR còn nhiều nhược điểm khi có những quy định bổ sung và ngoại lệ mang tính chắp vá.
Năm 1974, đại diện của các hội thư viện và các thư viện quốc gia Anh, Mỹ, Canada đã họp và soạn thảo một bộ quy tắc hoàn toàn mới - AACR2. Khắc phục tình trạng chắp vá nói trên, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng mục lục nhanh chóng tìm được tư liệu; cải thiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biên mục.
II. CẤU TRÚC AARC2
Bộ quy tắc AACR2 gồm 19 chương, chia làm 2 phần:
- Phần I, từ chương 1 đến chương 13 là phần Mô tả thư mục. Các chương này quy định cách mô tả các loại hình tài liệu khác nhau và dựa trên quy định của ISBD.
- Phần II, từ chương 21 đến chương 26 là phần Tiêu đề, tên sách thống nhất và tham chiếu.
AACR2 đặt nền tảng cho sự hợp tác biên mục trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Cải tiến các dịch vụ thư mục và tiết kiệm được giá thành. Do cung cấp một hệ thống mô tả chuẩn mực thống nhất cho tất cả các loại hình tư liệu; nên quy tắc này đã tạo khả năng thực hiện mục lục tích hợp đa phương tiện.
Nhìn chung không có gì khác biệt nhiều giữa AACR2 và ISBD về 8 vùng mô tả và dấu phân cách. Tuy nhiên, AACR2 tạo nhiều điểm truy cập và quy định khá chi tiết trong lập tiêu đề; cũng như trong một số yếu tố mô tả. Bên cạnh đó, đây là bộ quy tắc chuẩn quốc tế đã được đa số các thư viện trên thế giới dùng trong công cuộc chuyển đổi số thư viện. Do vậy, một thư viện khi muốn hội nhập với cộng đồng thư viện số thế giới thì nên sử dụng bộ quy tắc biên mục AACR2.
III. VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN VEBRARY CỦA LẠC VIỆT
Được phát triển từ năm 1998 và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế về quy định trong công tác Quản trị thư viện số - Lạc Việt Vebrary cho phép tin học hóa, tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc mọi lúc mọi nơi bằng hình thức truy cập từ xa, giúp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện hiệu quả, tiết kiệm, an toàn
Lạc Việt Vebrary được thiết kế tuân theo chuẩn quốc tế trong hoạt động thông tin – thư viện như sau:
- Khổ mẫu trao đổi ISO 2709.
- Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, MARC21XML.
- Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50.
- Hỗ trợ công tác biên mục theo & quy tắc mô tả thư mục : ISBD, AACR2, Dublin Core
- Hỗ trợ khung phân loại khác nhau:
- Khung phân loại thập phân của Dewey (DDC)
- Khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), khung đề mục chủ đề.
- Lạc Việt Vebrary tích hợp hiệu quả các nghiệp vụ, quy trình của thư viện; khả năng khai thác, kết nối đến cộng đồng thư viện trên thế giới, khả năng liên thông đã được kiểm chứng về quy trình, chất lượng bởi Đại học RMIT, Thư viện Quốc gia Canada và tổ chức Research Libraries Group.
- Lạc Việt Vebrary là phần mềm quản lý thư viện trường học duy nhất ở Đông Nam Á có tên trong danh sách Tổ Chức Quốc Tế về phát triển và bảo trì chuẩn ứng dụng mượn liên thư viện ILL ASMA (ILL Applications Standards Maintenance Agency - www.nlc-bnc.ca/iso/ill), được thư viện Quốc gia Canada kiểm chứng nghiệp vụ (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).
Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu sổ quản lý sử dụng thư viện - thiết bị
- Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện
- Chuẩn mô tả dữ liệu thư mục ISBD
- Ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin thư viện
- Dublin core trong quản lý thư viện số
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4734 - 1989 về Giấy in - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- Áp dụng giải pháp nhận dạng ký tự quang học OCR trong biên mục tài liệu lưu trữ
- Khung phân loại thư viện Quốc hội Mỹ - LCC
- Khung phân loại thập phân Dewey – DDC