Tin nổi bật

Mã vạch là gì? Ứng dụng của Barcode trong thực tế

Mã vạch là gì? Ứng dụng của Barcode trong thực tế

Mã vạch barcode - Đây chắc hẳn là cụm từ khá quen thuộc trong kỷ nguyên công nghệ số như hiện nay. Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống có liên quan đến hàng hóa, sản phẩm đều sử dụng đến loại mã vạch này. Vậy mã vạch là gì? chúng được hình thành như thế nào? Hay cụ thể chúng được ứng dụng ra sao? Cùng Lạc Việt Vebrary tìm hiểu ngay trong bài viết này.

  1. Mã vạch barcode là gì?

Mã vạch hay tiếng anh là barcode là một công nghệ hình ảnh ký hiệu được mã hóa có chứa thông tin liên quan đến đối tượng cần được định danh như hàng hóa, sản phẩm, …

Khái niệm mã vạch là gì


Mã vạch barcode sẽ có hình dạng là các vạch trắng đen lớn nhỏ khác nhau được sắp xếp xen kẽ theo một quy tắc nhất định để các loại máy quét, máy đọc chuyên dụng có thể nhận dạng được và xuất thông tin cho người kiểm tra.

Có 2 dạng mã vạch barcode:

  • Mã vạch tuyến tính: hay còn được gọi là mã vạch 1 chiều (1D). Có dạng là các đường thẳng song song, độ rộng chênh lệch nhau. Được sử dụng phổ biến trên các loại sản phẩm, hàng hóa.

  • Mã vạch ma trận:  hay còn được gọi là barcode 2 chiều được biết đến phổ biến với tên gọi là QR code có dạng hình vuông.


    Các loại mã vạch

  1. Mã vạch được hình thành từ đâu?

Mã vạch barcode được hình thành từ năm 1948 dựa trên mong muốn của một vị chủ tịch buôn bán thức ăn muốn tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Dựa vào mong muốn này, Norman joseph Woodland và Bernard Silver đã phát triển ý tưởng sử dụng mã Morse in những vạch rộng, hẹp dạng thẳng đứng. Sau này chuyển sang dạng hình điểm đen với các vòng tròn đồng tâm của barcode.

Vào năm 1949, họ gửi đến cơ quan quản lý để lấy bằng sáng chế. Năm 1952, sáng chế này được phát hành ra thị trường và phổ biến như hiện nay.

  1. Các loại mã vạch được sử dụng phổ biến

3.1 UPC - Universal Product Code 

Đây là loại mã vạch online dùng để dán và kiểm tra hàng hóa tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Thuộc quyền quản lý của hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Được sử dụng phổ biến tại các nước như Canada, Mỹ, New Zealand, Úc, Anh, …

Mã vạch là gì

3.2 EAN - European Article Number

EAN được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu, được ứng dụng địa lý và hàng hóa tiêu dùng tại điểm kinh doanh, siêu thị, …

Mã vạch là gì

3.3 Code 39

Loại mã vạch online này có dung lượng không giới hạn, có thể mã hóa được các ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên. Code 39 thường được ứng dụng vào ngành Y tế, bộ quốc phòng, cơ quan hành chính, xuất bản sách.

Mã vạch là gì

  1. Những ứng dụng thực tế của mã vạch trong đời sống

4.1 Ứng dụng vào quản lý kho lưu trữ

Bởi tính chất phải chứa số lượng lớn hàng hóa, sản phẩm trong kho nên việc ứng dụng mã vạch giúp công việc quản lý kho vô cùng tiện lợi trong quá trình nhập hay xuất kho.

Bên cạnh đó, barcode giúp người quản lý biết được số lượng tồn kho để có kế hoạch nhập xuất hợp lý.

4.2 Giúp dễ dàng phân biệt hàng giả hàng nhái nhờ truy xuất nguồn gốc

Mã vạch barcode sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh chóng thông tin nguồn gốc sản phẩm, nhờ đó bạn có thể biết được đó có phải là hàng thật hay không.

4.3 Ứng dụng trong quản lý bán hàng

Các hàng hóa trong siêu thị, hay cửa hàng đều được trang bị các máy đọc mã vạch để kiểm soát nhanh chóng lượng hàng hóa bán ra, nhập vào, … Nhờ đó, hàng hóa sản phẩm được đối chiếu và kiểm soát dễ dàng.

4.4 Ứng dụng trong quản lý thư viện

Một ứng dụng tiêu biểu chính là sử dụng mã vạch trong quản lý sách thư viện. Nhờ những mã vạch này mà các sách, tài liệu mượn đọc đều được kiểm soát, hệ thống kho thư viện, sách cũng được quản lý chặt chẽ.

Ngoài ra, ứng dụng mã vạch cũng giúp các hoạt động của thư viện trở nên nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí.


Ứng dụng của mã vạch barcode là gì

5. Loại mã vạch nào được sử dụng trong thư viện?

Mã vạch online được sử dụng phổ biến trong công tác quản lý thư viện hiện nay từ khâu quản lý sách, tài liệu cho đến quản lý bạn đọc và mượn trả sách. Loại mã vạch được sử dụng phổ biến nhất chính là mã vạch tuyến tính.

  • Với quản lý sách: mỗi một đầu sách sẽ được dán một mã vạch xác định khi nhập kho. Toàn bộ dữ liệu này được nhập lên hệ thống quản lý thư viện giúp nhân viên quản lý và kiểm soát dễ dàng sách, tài liệu có trong thư viện.

  • Với quản lý bạn đọc: mỗi thẻ bạn đọc được gán một mã vạch xác định, khi ra vào hay mượn tài liệu, nhân viên chỉ cần quét mã vạch này. Mọi thủ tục đều trở nên đơn giản và nhanh chóng khi áp dụng barcode.

  • Với quản lý mượn trả sách: nhân viên thư viện chỉ cần quét mã vạch sách được mượn, trả cùng mã vạch bạn đọc là xong quy trình.

Có thể thấy rằng sự xuất hiện của mã vạch đã giúp con người tối ưu hóa toàn bộ quy trình trong kinh doanh cũng như kiểm soát dễ dàng hàng hóa, dịch vụ. Hy vọng những thông tin trong bài giúp bạn đọc hiểu được rõ nhất mã vạch là gì, cũng như những thông tin liên quan hữu ích về barcode nhé.