BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Khung phân loại thư viện thư mục (BBK)

Khung phân loại thư viện thư mục (BBK)

BBK là tên viết tắt tiếng Nga của: Phân loại thư viện thư mục (Bibliotechno-Bibliograficheskaja Klassifikaxija), đây là khung phân loại của Liên Xô cũ.

Khung phân loại thư viện thư mục (BBK).png

I. Cấu trúc của bảng BBK

Khung phân loại này có 28 lớp cơ bản được chia thành 6 nhóm chính.

  • Nhóm 1: Chủ nghĩa Mác – Lênin (1 lớp).
  • Nhóm 2: Các khoa học tự nhiên (5 lớp) .
  • Nhóm 3: Các khoa học ứng dụng (10 lớp).
  • Nhóm 4: Các khoa học xã hội (9 lớp).
  • Nhóm 5: Các khoa học tư duy (2 lớp).
  • Nhóm 6: Các vấn đề tổng hợp (1 lớp).

II. Hệ thống kí hiệu của BBK

Khung phân loại này nhiều năm nay không được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa. Kí hiệu chữ cái Nga dùng cho các lớp cơ bản. Tuy đã được khắc phục bằng chữ Ả Rập nhưng cấu trúc kí hiệu còn phức tạp và ở một số ngành chưa hoàn hảo, gây khó khăn cho người sử dụng.

            a/ Chữ cái Nga hoa

- Dùng để chỉ dãy cơ bản
Ví dụ: C. Khoa học xã hội nói chung.
- Dùng cho khái niệm địa lí
Ví dụ: (2=P) Dân tộc Nga

            b/ Chữ cái Nga thường

- Dùng cho kí hiệu dãy cơ bản của bảng mẫu chung.
Ví dụ: b. Các vấn đề triết học của khoa học.
- Dùng cho kí hiệu địa lí, khi chữ cái hoa đầu bị trùng
Ví dụ: (5I/I) Irắc.

            c/ Chữ số Ả Rập

- Kí hiệu cho từ bậc phân chia thứ 2 trở đi của bảng chính.
Ví dụ: A. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
A1. tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin
- Kí hiệu bảng mẫu địa lí
Ví dụ: (2) Liên Xô.
- Dùng cho bảng mẫu chung từ bậc phân chia thứ 2 trở đi.
Ví dụ: b01. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học.
- Dùng cho kí hiệu thời gian

III. So sánh khung phân loại BBK và UDC, DDC.

Những điểm mới của BBK so với UDC và DDC
Mở rộng thêm nhiều lớp cơ bản.
Đưa vào đối tượng đầy đủ các khái niệm mới thuộc các ngành khoa học kĩ thuật, khoa học vũ trụ phát triển mạnh TK20.

Vấn đề khoa học liên ngành, khái niệm giao thoa, những ngành được quan tâm thích đáng.
Các lớp khoa học xã hội chú trọng đến thể chế xã hội và màu sắc chính trị: chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, phong trào giải phóng dân tộc.


Trong từng ngành, các chủ đề khoa học đều được sắp xếp theo nguyên tắc phát triển.
Hệ thống kí hiệu hỗn hợp chữ và số.
Lớp cơ bản dùng chữ cái in hoa. Cách phân chia thứ 2 trở đi dùng số Ả rập và áp dụng rộng rãi nguyên tắc thập tiến như ở UDC.
Trong cấu tạo kí hiệu của BBK, cứ sau 3 số Ả Rập có 1 dấu chấm ngăn cách giúp dễ đọc dễ nhớ cho người sử dụng.

IV. Ưu và nhược điểm của khung phân loại BBK

Ưu điểm

Thể hiện được sự kết hợp giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu.
BBK đã kế thừa những ưu điểm của các khung phân loại UDC, DDC.
Khắc phục được những nhược điểm của khung phân loại trước đó.
BBK đã đưa vào được các khí niệm khoa học hiện đại, dành chỗ cho các vấn đề khoa học mới được tiên đoán sẽ xuất hiện trong tương lai.
Các ngành khoa học như nghiên cứu vũ trụ, sinh học, điện tử, máy tính... Đã có những vị trí thích đáng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giải pháp xây dựng thư viện điện tử

Nhược điểm

Kí hiệu chữ cái Nga dùng cho lớp cơ bản. Tuy đã được khắc phục bằng chữ số Ả Rập nhưng cấu trúc kí hiệu còn phức tạp và ở một số ngành chưa hoàn hảo, gây khó khăn cho người sử dụng.
Vấn đề ứng dụng của các bộ môn khoa học còn thiếu ở nhiều vị trí: toán ứng dụng, vật lí ứng dụng, tin học ứng dụng.
Khung phân loại BBK dùng chủ yếu cho các thư viện Liên Xô, vì vậy mang nặng tính dân tộc.
Chủ đề trong khung phân loại BBK thiên về phân chia khái niệm theo thể chế xã hội như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, làm cho người sử dụng khung phân loại khó lựa chọn kí hiệu.

V. Đánh giá

Khung phân loại BBK thể hiện mối quan hệ và ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học rất rõ ràng.
Được sắp xếp theo dạng vận động của vật chất từ đơn giản đến phức tạp, từ chung đến riêng.

Ở Việt Nam đang tồn tại Khung phân loại BBK với nhiều phiên bản khác nhau. Do đó, nhiều thư viện đang sử dụng bảng BBK nhưng không phải là một BBK thống nhất. Hầu hết, các thư viện lớn đã sử dụng BBK nhưng lại chưa có sự bàn bạc nhất quán khi xây dựng ký hiệu, có thư viện đã định tới 4 ký hiệu phân loại cho một tài liệu, có thư viện lại chỉ lấy tối đa là 2 ký hiệu. Do việc áp dụng phân loại không hoàn toàn thống nhất trong các thư viện nên gây khó khăn cho việc trao đổi thông tin, chia sẻ các CSDL giữa các thư viện với nhau. Để đáp ứng công cuộc chuyển đổi số, đòi hỏi các tổ chức, trường học cần có các ứng dụng quản lý thư viện hiện đại để phân loại nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Nguồn: sưu tầm.

Có thể bạn quan tâm: