BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Dublin Core là gì? Ý nghĩa của Dublin Core trong Thư viện số
Dublin Core là gì? Ý nghĩa của Dublin Core trong Thư viện số
Hiện nay việc quản lý các tài nguyên khổng lồ của thư viện là nhu cầu cấp thiết. Phải làm như thế nào để hỗ trợ việc tìm kiếm, truy hồi thông tin dễ dàng, chính xác hơn? Để giải quyết các yêu cầu trên thì thư viện số phải sử dụng siêu dữ liệu chung để mô tả các bản ghi của danh mục. Và các từ vựng điều khiển chung cho phép gán định danh các tài liệu. Các chuẩn định dạng mô tả tài nguyên phổ biến như MARC, Dublin Core, BibTex,…
I. Dublin Core là gì?
Chuẩn Dublin Core (Dublin Core Metadata Element Initiative); là chuẩn dùng để mô tả dữ liệu trong các Metadata nhằm khai thác các tài liệu trong thư viện và trên các web site thông qua mạng Internet. Chuẩn tài liệu Dublin bao gồm 15 yếu tố được thiết lập từ các cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc tế và mang ý nghĩa kết hợp của các ngành khoa học: thư viện, tin học, bảo tàng, mã hoá văn bản và các lĩnh vực khác có liên quan.
II. Đặc điểm của Dublin Core
- Tạo lập đơn giản và sử dụng dễ dàng: được thiết kế nhằm phục vụ những người không chuyên; dễ sử dụng.
- Ngữ nghĩa thông dụng: khắc phục những khó khăn trong việc hiển thị các thuật ngữ. Vd.: yếu tố (Creator) được gán cho người tạo lập; nhà soạn nhạc; đạo diễn; trong vai trò là tác giả chính.
- Phạm vi quốc tế: Sự tham gia của hầu hết các đại diện từ các châu lục trong việc thiết lập các thông số kỹ thuật cho Dublin Core đảm bảo rằng Dublin Core có thể giải quyết được vấn đề đa văn hóa và đa ngôn ngữ của các tài liệu kỹ thuật số. Hiện nay, phiên bản 1.1 đã hỗ trợ 25 ngôn ngữ khác nhau, phục vụ cho môi trường tài nguyên thông tin điện tử mang tính chất đa văn hoá và đa ngôn ngữ.
- Khả năng mở rộng: với cơ chế mở, Chuẩn Dublin Core có thể được mở rộng bởi các chuyên gia bằng việc gắn kết thêm các yếu tố mở rộng. Khả năng này còn được thực hiện một cách đơn giản thông qua việc kết nối nhiều CSDL khác nhau thông qua mạng Internet.
III. Ý nghĩa của Dublin Core trong Thư viện số
- Là một phương thức mô tả nguồn thông tin, đặc biệt là khi thực hiện chuyển đổi số trong thư viện có nguồn thông tin điện tử một cách có hiệu quả. Dublin Core càng đặc biệt phát huy tác dụng khi được sử dụng để mô tả tư liệu điện tử vốn khó xác định được loại hình và nội dung các yếu tố cần thể hiện.
- Thay thế cho các dạng thức trình bày thông tin trước đây như MARC. Do sự đơn giản trong cấu trúc mà người sử dụng có thể tự thiết kế theo yêu cầu của riêng mình.
- Cung cấp cho người sử dụng một phương án tiếp cận thông dụng thông qua các giao diện quen thuộc như Web.
- Tạo cho người cán bộ thư viện sự thuận tiện trong công tác. Không phải gò bó trong các trường, các yếu tố vốn dĩ đã rât đa dạng và phức tạp.
Hy vọng những thông tin trên giúp các đơn vị giáo dục, trường học thực hiện tốt công tác xây dựng hệ thống thư viện đạt những tiêu chuẩn tiên tiến hiện đại nhất. Liên hệ ngay Lạc Việt Vebrary để nhận được tư vấn xây dựng thư viện và nhận báo giá phần mềm quản lý thư viện tốt nhất hiện nay.
Nguồn: sưu tầm
Bài viết liên quan:
- Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện
- Mẫu sổ quản lý sử dụng thư viện - thiết bị
- Luật thư viện 2019
- Hướng dẫn phân biệt và cách đóng dấu treo, dấu giáp lai, dấu nổi đúng theo Nghị định 30/2020
- Khung phân loại thư viện Quốc hội Mỹ - LCC
- Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện
- Chuẩn mô tả dữ liệu thư mục ISBD
- Ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin thư viện
- Khung phân loại thập phân Dewey – DDC
- Khung phân loại thập phân bách khoa - UDC