BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện

Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện

Như bài viết trước, RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng.

Ứng dụng công nghệ RFID.png

I. VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID

Công nghệ RFID bắt đầu được áp dụng rộng rãi vào quản lý thư viện từ khoảng những năm 2000; trong các mô hình thư viện thông minh hiện đại, thân thiện, luôn hướng tới việc tạo sự tiện nghi và chủ động cho người dùng. Ngay từ thời điểm mới được áp dụng, RFID đã chứng minh được tính tiện lợi và ưu thế vượt trội so với các công nghệ quản lý tài liệu trước đây. Đã có hàng trăm thư viện tiến hành chuyển đổi sang RFID ngay tại thời điểm đó.

           a) Khó khăn

Rào cản lớn nhất lúc đó chính là giá thành của các thiết bị và vật tư cho RFID là quá cao. Vượt ngoài tầm với của đa số các thư viện. Tại Việt Nam, trước 2015, vẫn chưa có nhiều thư viện đã đầu tư và vận hành thành công hệ thống này. Một số thư viện điển hình có thể kể đến là thư viện của các trường như: ĐH Quốc Gia TP HCM; ĐH Quốc Gia Hà Nội; Đại Học Nha Trang; ĐH Giao thông Vận tải; ĐH Ngoại thương.

Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật ngày nay, giá thành của một hệ thống RFID đã thay đổi rất nhiều. Thay đổi đến mức nếu làm một phép so sánh ngang từng hạng mục, giá thành RFID không còn quá “đắt” so với cổng từ (EM). Điều này dẫn tới hàng chục ngàn thư viện trên thế giới đã áp dụng RFID. Tại Việt Nam đang có một làn sóng xây dựng mô hình quản lý thư viện với RFID. 

Với tính năng “3 trong 1” là “Lưu thông - An ninh - Kiểm kê”; RFID không những tối ưu hóa quỹ thời gian của nhân viên thư viện; mà đặc biệt còn mang đến sự thuận tiện, đảm bảo tính riêng tư và nâng cao tính chủ động của bạn đọc. Ứng dụng công nghệ RFID trong thư viện thực sự đã và đang đem đến những lợi ích trước mắt và lâu dài cho quy trình quản lý thư viện hiện đại. Cho phép “truy tìm dấu vết” của các tài liệu xếp sai vị trí, tự động mượn/trả, tăng mức độ an ninh của thư viện.

          b) Thuận lợi

 Một số ưu điểm nổi bật của RFID đối với công tác Thông tin - Thư viện bao gồm:

1.png

     - Kết hợp giữa chức năng an ninh và chức năng nhận dạng tài liệu:

         Đối với công nghệ mã vạch (Barcode), mỗi nhãn mã vạch chỉ cho phép nhận dạng tài liệu, còn để chống trộm tài liệu thì phải sử dụng thêm dây từ. Trong khi đó, đối với các hệ thống RFID, mỗi thẻ RFID đã đảm nhiệm được đủ cả 2 chức năng này (chức năng nhận dạng tài liệu và an ninh).

     - Mượn/trả nhanh chóng cùng lúc nhiều tài liệu:

        Ứng dụng công nghệ RFID có khả năng đọc/nhận dạng cùng lúc nhiều tài liệu. Do nó không yêu cầu “Line-of-sight” (sắp xếp theo hàng) để xử lý từng quyển một như công nghệ mã vạch. Do vậy, việc sử dụng RFID cho phép bạn đọc xử lý theo lô; chứ không phải từng quyển như công nghệ mã vạch, qua đó làm tăng tốc độ lưu thông tài liệu.

     - Kiểm kê nhanh chóng:

        Thiết bị kiểm kê RFID cho phép việc quét và nhận thông tin từ các quyển sách (đã gắn chíp RFID) một cách nhanh chóng; không cần phải dịch chuyển sách ra khỏi giá. Chỉ sử dụng anten quét qua giá sách theo từng tầng, các tài liệu trên giá đã được ghi lại để làm dữ liệu kiểm kê. (Tiết kiệm nhân công và tăng độ chính xác của việc kiểm kê, tăng hiệu quả sử dụng của tài liệu).

     - Hỗ trợ tối đa cho việc tự động hóa mượn/trả tài liệu:

        RFID cho phép tối đa hóa tính tự phục vụ (Self-service) của bạn đọc; mà không yêu cầu sự can thiệp của thủ thư. Bạn đọc có thể tự thực hiện các thủ tục mượn/trả sách mà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. Do đó, tạo ra sự riêng tư và sự chủ động cho bạn đọc.

     - Không cần tiếp xúc trực tiếp với tài liệu:

        Khác với công nghệ EM và mã vạch, để nhận dạng tài liệu cần phải tiếp xúc trực tiếp giữa tài liệu và thiết bị đọc. Đối với ứng dụng công nghệ RFID, cho phép máy đọc có thể nhận dạng được tài liệu ở khoảng cách từ xa.

     - Độ bền của thẻ cao:

        Độ bền của thẻ RFID cao hơn so với mã vạch bởi vì nó không tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị khác. Các nhà cung cấp RFID đảm bảo rằng mỗi thẻ RFID có thể sử dụng ít nhất được 100.000 lượt mượn/trả trước khi nó bị hỏng.

II. CÁC THÀNH PHẦN THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID CỦA THƯ VIỆN

2.jpg

  •             Cổng an ninh thư viện
  •             Trạm thủ thư
  •             Thiết bị kiểm kê và tìm kiếm tài liệu
  •             Trạm tự mượn, trả tài liệu
  •             Giá trả sách thông minh
  •             Hệ thống trả sách 24h và tự động phân loại sách

III. VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN VEBRARY CỦA LẠC VIỆT

        Được phát triển từ năm 1998 và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế về quy định trong công tác xây dựng hệ thống thư viên và Quản trị thư viện số - Lạc Việt Vebrary cho phép tin học hóa, tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc mọi lúc mọi nơi bằng hình thức truy cập từ xa, giúp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện hiệu quả, tiết kiệm, an toàn

Giải pháp được xây dựng bằng một triết lý đơn giản: “một điểm đến cho tất cả” nhăm đơn giản hóa đến mức các đối tượng người dùng ở các lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau đều dễ dàng tiếp cận kho tài nguyên của thư viện thông qua cổng thông tin thư viện.

Lạc Việt Vebrary được thiết kế tuân theo chuẩn quốc tế trong hoạt động thông tin – thư viện như sau:

  • Khổ mẫu trao đổi ISO 2709.
  • Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, MARC21XML.
  • Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50. 
  • Hỗ trợ công tác biên mục theo & quy tắc mô tả thư mục : ISBD, AACR2, Dublin Core
  • Hỗ trợ khung phân loại khác nhau:

            -     Khung phân loại thập phân của Dewey (DDC)

            -     Khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), khung đề mục chủ đề.

  • Lạc Việt Vebrary tích hợp hiệu quả các nghiệp vụ, quy trình của thư viện; khả năng khai thác, kết nối đến cộng đồng thư viện trên thế giới, khả năng liên thông đã được kiểm chứng về quy trình, chất lượng bởi Đại học RMIT, Thư viện Quốc gia Canada và tổ chức Research Libraries Group.
  • Lạc Việt Vebrary là phần mềm duy nhất ở Đông Nam Á có tên trong danh sách Tổ Chức Quốc Tế về phát triển và bảo trì chuẩn ứng dụng mượn liên thư viện ILL ASMA (ILL Applications Standards Maintenance Agency - www.nlc-bnc.ca/iso/ill), được thư viện Quốc gia Canada kiểm chứng nghiệp vụ (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).

        Nguồn: sưu tầm.

Bài viết liên quan