BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Thư viện xanh không gian tri thức thân thiện

Thư viện xanh không gian tri thức thân thiện

Ngày nay, người đến thư viện không chỉ để đọc tài liệu, mà còn sử dụng các tiện ích và dịch vụ khác. Như: tham quan và thư giãn giải trí. Do vậy, các thư viện lấy người sử dụng làm trung tâm với môi trường xanh, dịch vụ thân thiện làm nền tảng. Để cải thiện môi trường phục vụ, giúp người đọc phát huy sáng tạo, phát triển các tiềm năng. Bắt đầu từ đây, trong lĩnh vực thư viện xuất hiện khái niệm mô hình “thư viện xanh” trong trường học (green library).

GREEN LIBRARY.png

I. “Thư viện xanh” là gì?

Là thư viện được thiết kế và xây dựng sao cho giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Bằng cách lựa chọn địa điểm thích hợp; sử dụng vật liệu kiến trúc thiên nhiên và sản phẩm phân huỷ sinh học; tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo…, mô hình thư viện xanh trong trường học còn được gọi là thư viện bền vững, thư viện thân thiện.

II. Vì sao phải xây dựng mô hình “thư viện xanh”?

Có rất nhiều thư viện trên thế giới muốn xây dựng, tạo lập không gian xanh, môi trường thân thiện vì:

  • Chi phí xây dựng phù hợp. Do sử dụng các nguồn lực và vật liệu gần gũi tự nhiên.
  • Tận dụng được nguồn năng lượng thiên nhiên trong quá trình vận hành.
  • Cải thiện môi trường không khí trong lành của toà nhà, cách thức phục vụ thân thiện...

Đây là những điểm nhấn khác biệt thu hút người sử dụng thư viện đến nơi đây thay vì khai thác tài liệu thông tin qua mạng.

III. Làm thế nào để trở thành một “thư viện xanh” trong trường học?

Thách thức lớn nhất là làm thế nào để cân bằng giữa đáp ứng nhu cầu của bạn đọc và việc xây dựng không gian thân thiện?

Do vậy để tạo lập một không gian “xanh” bền vững trong thư viện, cần tổng hoà của nhiều tiêu chí:

a) Lựa chọn địa điểm:

Địa điểm để xây dựng phải phù hợp với chức năng của thư viện là điều kiện quan trọng đầu tiên. Cơ sở hạ tầng cần đảm bảo cho việc thiết lập kho tàng lưu giữ. Vị trí được lựa chọn cần thuận lợi cho người sử dụng và khách thăm bằng phương tiện cá nhân hay công cộng. Đặc biệt địa điểm xây dựng không phá vỡ cảnh quan sinh thái sẵn có của môi trường.

b) Bảo tồn nước:

Cần trang bị những hệ thống tái tạo; tận dụng lại nguồn nước từ thiên nhiên (nước mưa) để sử dụng trong hoạt động tưới tiêu, chăm sóc môi trường cây xanh xung quanh…

c) Bảo tồn năng lượng:

Các thiết kế thư viên luôn sử dụng các yếu tố tự nhiên. Chủ yếu là gió và mặt trời để quản lý nhiệt độ và cung cấp hệ thống thông gió và ánh sáng. Ngày nay nó được kết hợp với các thành tựu khoa học kỹ thuật để tối đa hoá hiệu quả năng lượng. Thông qua giải pháp sử dụng hệ thống cảm biến; hay các tế bào quang điện; để giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống nhân tạo kiểm soát môi trường.

d) Vật liệu xây dựng:

Xu hướng tận dụng các nguyên vật liệu tái chế, tái sử dụng phục vụ lĩnh vực xây dựng đang ngày càng cần thiết. Hơn nữa, với sự dồi dào của nguồn vật liệu xây dựng “xanh” cùng chi phí phù hợp; việc xem xét để lên kế hoạch đầu tư xây dựng sẽ mang lại tính khả thi hơn.

e) Chất lượng không khí trong nhà:

Một mô hình “thư viện xanh” trong trong trường học không chỉ liên quan đến việc chăm sóc môi trường mà còn tác động đến sức khoẻ thể chất, tinh thần của người sử dụng nó. Do đó, các toà nhà “xanh” cần phải được thiết kế sao cho không khí được lọc kháng khuẩn và lưu thông thường xuyên.

f) Văn hóa thư viện

Bên cạnh các tiêu chí xây dựng một không gian “xanh” bền vững; thì cần thiết tạo lập môi trường đọc thân thiện với người sử dụng. Đây là môi trường không phải là cái tự nhiên vốn có; mà nó hình thành trên cơ sở “hoạt động của các quan hệ giữa người làm thư viện và người sử dụng. Được thể hiện qua thái độ phục vụ; những hành vi ứng xử…đảm bảo sự hài hoà giữa nhu cầu thông tin của người sử dụng và khả năng đáp ứng thông tin của thư viện; là cầu nối giữa người sử dụng với vốn tài liệu thư viện.

Xu hướng hiện nay của người sử dụng thư viện là nghiên cứu nhóm và cá nhân hoá. Thư viện xanh trường học phải tạo không gian chung cho nhóm nghiên cứu, có thể tranh luận mà không ảnh hưởng tới người khác. Bên cạnh đó, không gian riêng cho cá nhân cũng cần lưu ý.

Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: