BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Nhu cầu đọc và văn hoá đọc trong hoạt động thư viện
Nhu cầu đọc và văn hoá đọc trong hoạt động thư viện
Thư viện nào cũng có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu đọc của người sử dụng. Nhưng thư viện nào biết đầu tư nghiên cứu, nắm rõ nhu cầu của họ sẽ đạt hiệu quả cao, có uy tín lớn trong xã hội. Việc thực hiện công tác hướng dẫn người đọc sử dụng thư viện có nề nếp và có các dịch vụ thoả mãn đầy đủ các nhu cầu đó. Đây chính là một trong những nội dung cơ bản của tính thân thiện và sức hấp dẫn của thư viện hiện nay đối với người sử dụng.
I. Nhu cầu đọc
Các thư viện, dù là thư viện công cộng, thư viện trường hay thư viện người khiếm thị... đều phải tìm hiểu, xác định nhu cầu của người đọc để nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.
Vì vậy, các thư viện đều phải nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của họ.
II. Phân loại nhu cầu đọc
Thông thường được phân thành 3 loại:
- Vì công việc/nghề nghiệp
- Vì hiểu biết chung
- Nhu cầu đọc hoàn toàn giải trí.
Ba loại này tồn tại ở mọi cá nhân. Song tỷ lệ giữa chúng khác nhau theo từng người, lĩnh vực nghề nghiệp, trình độ giáo dục, mức độ ham hiểu biết cá nhân...
- Nhu cầu đọc vì hiểu biết chung là nhu cầu mở mang tầm hiểu biết khái quát về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Nhu cầu hiểu biết toàn diện, về nhân sinh quan, thế giới quan. Không vì công việc trước mắt.
- Nhu cầu vì giải trí thường không có định hướng rõ rệt; hoặc định hướng mờ nhạt. Đôi khi mang tính chất “giết thời gian”.
Hai loại nhu cầu này được xác định tương đối thuận lợi. Có thể thông qua khai báo của người đọc; quan sát họ. Hay quá trình đáp ứng, thoả mãn yêu cầu đọc của người đọc là cán bộ thư viện có thể xác định được khá dễ dàng.
Người cán bộ thư viện phải hiểu rõ từng người cụ thể: Những thông tin, tri thức họ đã biết; nội dung nhiệm vụ họ đang phải hoàn thành. Chưa kể còn phải hiểu đầy đủ và sâu sắc nội dung vốn tài liệu của thư viện để kết nối người sử dụng với vốn tài liệu của thư viện có hiệu quả.
III. Mối quan hệ giữa nhu cầu đọc và văn hóa đọc
Văn hóa đọc được hiểu đơn giản là thói quen, sở thích và kỹ năng đọc của các thành viên trong xã hội; hay nói cách khác là của từng người đọc.
Thông thường những nhiệm vụ được giao có động lực lớn thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, nhất là khi nhiệm vụ được giao được gắn liền với quyền lợi. Những động lực đó cũng thể hiện rõ trong quá trình tìm tài liệu, quá trình thoả mãn nhu cầu đọc. Kết quả là củng cố, hình thành, định hình và đào sâu thói quen đọc.
Những người đã có thói quen đọc ổn định sẽ có được thuận lợi khi tìm tài và đọc tài liệu. Vì đó là công việc họ đã quen thuộc và thành thạo. Do đó tiết kiệm được thời gian và đạt hiệu quả cao.
Nhu cầu đọc và văn hoá đọc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhưng chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, có sự ràng buộc, thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau. Nếu người đọc có văn hoá đọc phát triển quá trình thoả mãn nhu cầu đọc sẽ thuận lợi hơn. Nhanh chóng, đầy đủ và đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình thoả mãn nhu cầu đọc, văn hoá đọc của họ cũng được từng bước nâng cao, góp phần hoàn thiện kỹ năng đọc cá nhân. Vai trò của cán bộ thư viện hướng dẫn người đọc trong quá trình thoả mãn nhu cầu đọc đã góp phần giáo dục, hình thành và nâng cao văn hoá đọc cá nhân, cũng như các kỹ năng đọc của họ.
Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu sổ quản lý sử dụng thư viện - thiết bị
- Vai trò và sự phát triển của tra cứu OPAC trong thư viện
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc ở thư viện
- Cách mạng công nghiệp 4.0 và thách thức đối với quản lý thư viện Việt Nam
- Thư viện xanh không gian tri thức thân thiện
- 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
- Nội dung và giới hạn của quyền tác giả
- Sổ mẫu quản lý thư viện, thiết bị
- Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư
- So sánh quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả