BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Mượn liên thư viện

Mượn liên thư viện

Mượn liên thư viện (MLTV) là một dịch vụ cho mượn sách, tài liệu giữa các thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng tài liệu của độc giả.

QUẢN TRỊ THƯ VIÊN SỐ-LẠC VIỆT VEBRARY Website_ https___thuvien.lacviet.vn_ Email_ vebrary@lacviet.com.vn Hotline_ 0901.555.063 (4).png

  1. Khái niệm hợp tác, mượn liên thư viện (Interlibrary collaboration)

Là sự thỏa thuận hợp tác giữa các thư viện để đạt được những lợi ích chung. Sự thỏa thuận này cho phép các thư viện thành viên truy cập vào cùng một hệ thống mạng, biên mục tập trung, lưu trữ chung.

là sự thỏa thuận hợp tác được tạo ra bởi các thư viện để thực hiện một số chức năng như cho mượn liên thư viện, quản lý các bộ sưu tập phối hợp, lưu trữ, biên mục hợp tác, truy cập mạng, tập huấn nhân viên…

Hay nói khác hơn, Mượn liên thư viện (MLTV) là một dịch vụ cho mượn sách, tài liệu giữa các thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng tài liệu của độc giả

  1. Mục đích

Hợp tác liên thư viện là phương pháp mà các thư viện và hệ thống thư viện làm việc cùng nhau vì những lợi ích chung cho người sử dụng, bao gồm biên mục tập trung, trao đổi thông tin thư mục, xây dựng mục lục chung, chia sẻ nguồn lực…

  • Thứ nhất, các thư viện có thể mượn và cho mượn tài liệu lẫn nhau. Các thư viện thành viên cung cấp các đường dẫn trực tiếp đến mục lục trực tuyến của các thư viện khác. Nhờ đó, người  sử dụng có thể dễ dàng xác định được vị trí tài liệu bằng cách sử dụng mục lục chung và họ cũng có thể đưa ra yêu cầu mượn liên thư viện hay đi đến mượn trực tiếp tại thư viện quản lý tài liệu đó.
  • Thứ hai, các thư viện có thể xây dựng mục lục tra cứu chung cho toàn bộ hệ thống. Đây chính là điều kiện cần thiết để các thư viện tiến hành việc mượn liên thư viện.
  • Thứ ba, hợp tác liên thư viện tập trung vào việc chia sẻ ý tưởng và thông tin giữa các thư viện thành viên cũng như cung cấp các khóa huấn luyện cho nhân viên và người sử dụng.
  • Cuối cùng, chia sẻ nguồn lực điện tử trở nên ngày càng phổ biến vì sự phát triển của Internet. Các thư viện có thể cung cấp cho người sử dụng nguồn tài liệu điện tử, đặc biệt là tài liệu toàn văn với giá thành thấp, thậm chí là miễn phí.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác liên thư viện

3.1. Các yếu tố nội sinh

a) Con người

Con người được xem là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự thành công của hoạt động hợp tác liên thư viện. Yếu tố này được thể hiện ở hai khía cạnh: Thái độ và Năng lực.

  • Thái độ của những người làm công tác quản lý, lãnh đạo:

Việc hợp tác giữa các thư viện tại Việt Nam còn chủ yếu dựa trên những mối quan hệ sẵn có chứ chưa mang tính hệ thống và bắt buộc thì thái độ hợp tác nghiễm nhiên trở thành yếu tố quan trọng quyết định việc tạo dựng và duy trì sự hợp tác lâu dài.

Ngoài ra, cán bộ thư viện tại các đơn vị thành viên sẽ phải làm việc với nhau trong một thời gian dài. Trong quá trình đó sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn hay bất đồng quan điểm trong cách làm việc. Việc thiếu đi thái độ hợp tác giữa các cá nhân cũng sẽ dẫn đến việc hợp tác không hiệu quả khi họ không tìm ra được tiếng nói chung trong các dự án hợp tác.

  • Năng lực của cán bộ thư viện:

Năng lực này được thể hiện ở các khía cạnh như khả năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng công nghệ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ… Sự quá khác biệt hay quá chênh lệch trong năng lực của cán bộ thư viện thuộc các đơn vị thành viên cũng sẽ dẫn đến những khó khăn trong hoạt động hợp tác, vì hợp tác nghĩa là các đơn vị thành viên sẽ tiếp nhận những ứng dụng công nghệ chung, chương trình huấn luyện chung…

b) Tài chính

Tài chính cũng được xem là một yếu tố có thể tạo nên hay phá vỡ những nỗ lực hợp tác.

Hợp tác đồng nghĩa với việc các thư viện có sự chia sẻ về mặt tài chính để thực hiện các dự án chung như mua phần mềm, mua cơ sở dữ liệu... Sự thiếu hụt tài chính có thể dẫn đến nhu cầu hợp tác, liên kết khi các thư viện không thể phục vụ tốt người sử dụng nếu chỉ dựa trên nguồn tài chính của chính đơn vị họ. Việc hợp tác với các thư viện khác sẽ cho phép các thư viện tận dụng nguồn lực của nhau để tiết kiệm chi phí. Khi đó các thư viện nhỏ hơn sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn khi họ tận dụng được nguồn lực từ các thư viện lớn. Về mặt lý thuyết, các thư viện lớn có thể phải chi trả phần chi phí nhiều hơn so với các thư viện nhỏ trong các dự án hợp tác. Tuy nhiên, các thư viện cần phải duy trì sự ổn định về mặt tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính góp chung trong các dự án hợp tác để đảm bảo sự hợp tác lâu dài. Sự không phân chia minh bạch về tài chính cũng như thiếu tính ổn định trong nguồn tài chính góp chung sẽ tạo ra những khó khăn trong việc duy trì các dự án hợp tác.

Ví dụ, các thư viện phải bỏ ra một phần kinh phí hằng năm để duy trì việc sử dụng các cơ sở dữ liệu. Nếu một trong số các thư viện mất đi khả năng chi trả thì các thư viện khác cũng phải đối mặt với việc ngừng sử dụng cơ sở dữ liệu đó.

3.2. Các yếu tố ngoại sinh

a) Người dùng tin

Người dùng tin là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc tạo lập cũng như duy trì sự hợp tác, liên kết giữa các thư viện. Đối tượng phục vụ của thư viện là người dùng tin. Chính vì thế, việc có tạo lập và duy trì sự hợp tác hay không hay hợp tác trên phương diện gì đều chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu của người sử dụng. Ví dụ, mượn liên thư viện là một hoạt động nhỏ nằm trong hợp tác liên thư viện. Tuy nhiên, nếu người sử dụng không hề có nhu cầu sử dụng tài liệu từ các thư viện khác thì hoạt động này rất khó có thể thực hiện được.

b) Kinh tế

Yếu tố kinh tế có vai trò quan trọng đối với hoạt động hợp tác liên thư viện. Cụ thể, nó ảnh hưởng đến sự đầu tư cho các thư viện nói chung và hoạt động hợp tác liên thư viện nói riêng. Nếu nền kinh tế phát triển thì các đơn vị chủ quản, các trường đại học sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn về mặt tài chính. Khi đó các thư viện sẽ nhận được nguồn tài chính lớn hơn, ổn định hơn để duy trì và phát triển các dự án của mình nói chung, các dự án hợp tác nói riêng.

c) Chính trị

Yếu tố chính trị có ảnh hưởng đến hoạt động của các thư viện nói chung và sự hợp tác giữa các thư viện nói riêng. Cụ thể, thông qua hệ thống luật và văn bản dưới luật, chính sách và cơ chế điều hành của Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan đến thư viện, các thư viện nhận ra được khuynh hướng cũng như cơ hội của mình khi thực hiện các dự án hợp tác. Ví dụ, các quy định của Chính phủ đối với quyền hạn và nhiệm vụ của các thư viện, các quy định về bản quyền khi thực hiện việc chia sẻ, phân phối các nguồn tài liệu điện tử…

d) Công nghệ

Hoạt động hợp tác liên thư viện cũng chịu sự tác động mạnh mẽ bởi yếu tố công nghệ.  Theo như Verzora, sự gia tăng các nguồn lực điện tử, việc sử dụng Internet và lưu trữ số đang tạo ra những nền tảng cho sự hợp tác.

Nguồn: Thư viện quốc gia Việt Nam

Có thể bạn quan tâm: