BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Quyền tác giả bao gồm những quyền gì? Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền

Quyền tác giả bao gồm những quyền gì? Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền

    Tác giả có những quyền gì đối với tác phẩm của mình? Những tác phẩm nào được đăng ký bản quyền và một số vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký bản quyền tác giả sẽ được đề cập trong bài viết sau:

1. Quyền tác giả bao gồm những quyền gì?

1.1. Quyền nhân thân

Gồm các quyền:

  •       Đặt tên cho tác phẩm;
  •       Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  •       Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình;
  •       Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho phép người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm:

  •       Đặt tên cho tác phẩm;
  •       Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  •       Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm:

  •       Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo thuận khác;
  •       Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác

(Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

1.2. Quyền tài sản

Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như:

  •       Được hưởng nhuận bút;
  •       Hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
  •       Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bày, truyển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh;
  •       Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê;
  •       Được nhận giải thuởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm:

  •       Được hưởng nhuận bút;
  •       Hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;
  •       Được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê.

Quyền tác giả bao gồm những quyền gì_ Hướng dẫn cách đăng ký bản quyền.png

2. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả như thế nào?

Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm các tài liệu như sau:

2.1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả

+ 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;

+ 02 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả;

+ Giấy uỷ quyền của tác giả/ các tác giả (theo mẫu);

+Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả;

+ Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai - 1 bản (theo mẫu).

2.2. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

+ 03 bản mẫu tác phẩm gốc;

+ 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);

+ 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;

+ Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/ các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;

+ Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);

+ Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả.

3 . Thẩm quyền và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Thẩm quyền và thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

3.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

- Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, huỷ bỏ giấy chứng nhận đó.

- Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng k‎ý quyền liên quan.

- Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

3.2. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả , Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.


Có thể bạn quan tâm: