BIỂU MẪU-TÀI LIỆU

Khung phân loại thư viện Quốc hội Mỹ - LCC

Khung phân loại thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congerss Classificasion – LCC)

Một trong các khung phân loại do Thư viện Quốc hội Mỹ xây dựng được nhiều người nhắc đến là Khung phân loại thư viện quốc hội Mỹ (Library of Congress Classification) viết tắt là LCC do tác giả đầu là Herbert Putnam và tư vấn Charles Ammi Cutter khởi tạo.

KHUNG PHÂN LOẠI THƯ VIỆN QUỐC HỘI MỸ LCC.png

I. TỔNG QUAN

Hệ thống phân loại của khung này được áp dụng cho thư viện trường đại học, các viện nghiên cứu Mỹ và một số nước khác.

Cấu tạo của Khung phân loại LCC bao gồm: toàn bộ các lĩnh vực tri thức ban đầu được chia thành các lớp chính, sau đó được chia thành các phân lớp; trong mỗi phân lớp lại được phân chia chi tiết theo hình thức, địa điểm, thời gian và chủ đề cụ thể được thể hiện từ cái chung đến cái riêng, tạo thành cấu tạo thứ bậc của các chi thức.

II. CẤU TRÚC CỦA KHUNG PHÂN LOẠI LCC

    Bảng chính khung phân loại thư viện Quốc hội Hoa Kỳ phân chia tri thức của nhân loại thành 21 lớp cơ bản sử dụng 21 chữ cái tiếng Anh làm ký hiệu. Trong đó có 05 chữ cái: I, O, W, X, Y còn để trống dự kiến sẽ dành cho các ngành khoa học mới sẽ phát triển trong tương lai. Lần đầu tiên xuất bản LCC gồm 34 tập, sau nhiều lần tái bản bổ sung đến nay đã lên tới 43 tập.

  • Các lớp cơ bản của LCC:

A: Các công trình chung
M: Âm nhạc
B: Triết học. Tâm lý. Tôn giáo
N: Mĩ thuật
C: Các khoa học phụ trợ cho lịch sử
P: Ngôn ngữ và Văn học
D: Lịch sử: Lịch sử nói chung và lịch sử thế giới cổ đại
Q: Khoa học
E-F: Lịch sử nư­ớc Mỹ
R: Y học
G: Địa lý. Bản đồ. Nhân loại học. Giải trí
S: Nông nghiêp. Nghề cá và săn bắn
H: Các khoa học xã hội
T: Kỹ thuật
J: Khoa học chính trị
U: Kĩ thuật quân sự
K: Pháp luật
V: Hàng hải
L: Giáo dục

  • Cấu trúc lớp thứ 2 của LCC

Lớp thứ 2 của khung LC được tạo ra bởi sự ghép kết hợp của 2 hoặc 3 chữ cái. Hiện còn rất nhiều các chữ cái thuộc lớp này chưa sử dụng điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các đề mục mới trong tương lai.

A: Các vấn đề chung
B Triết học
AC Bộ tùng thư­, tùng th­ư, ấn phẩm tiếp tục
BC Logic học
AE Bách khoa thư­ tổng hợp
BD Triết học suy đoán
AG Sách tra cứu, tham khảo
BF Tâm lí học
AI Sách chỉ dẫn
BH Mỹ học
AM Bảo tàng
BJ Luân lí học
AN Báo
BL Tôn giáo học. Thần thoại học. T­ư tưởng tự do
AP Tạp chí, xuất bản phẩm định kì
BM Đạo Do Thái
AS Các hội, viện hàn lâm
BP Đạo Hồi. Đạo Bahai. Đạo Thiên Chúa
AY Niên giám
BR Lịch sử nhà thờ
  • Cấu trúc lớp thứ 3 của khung phân loại LC

    Bắt đầu từ bậc phân chia thứ 3 khung phân loại LC sử dụng chữ số Ả rập từ 1 - 9999 nh­ưng không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc thập tiến. Điểm nổi bật trong Bảng LCC là sử dụng rất rộng rãi nguyên tắc sắp xếp theo vần chữ cái. Việc sử dụng các chữ số Ả rập từ 1 - 9999 tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi tiết hoá các đề mục, cũng như việc mở rộng các đề mục mới trong tương lai.

QD Hoá Học
LA Lịch sử giáo dục
QD71-142 Hoá phân tích
LA5-25 Những vấn đề chung
QD145-197 Hoá vô cơ
LA31-133 Giáo dục theo các thời kì
QD241-244 Hoá hữu cơ
LA173-185 Giáo dục cao đẳng
QD901-999 Tinh thể học
LA201-396 Các bang của Mỹ

LA410-2270 Các nư­ớc khác

  • Cấu trúc lớp thứ 4 của khung phân loại LC

    Lớp thứ 4 của khung phân loại LC được phân cách các lớp khác bởi dấu chấm và tuân thủ theo nguyên tắc thập phân. Việc sử dụng lớp thứ 4 càng làm tăng thêm độ chi tiết của các đề mục.
QA: Toán học

QA276: Thống kê toán học

QA276.12: Đại cương về thống kê toán học

III. VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN VEBRARY CỦA LẠC VIỆT

Được phát triển từ năm 1998 và liên tục cập nhật các tiêu chuẩn quốc tế về quy định trong công tác Quản trị thư viện số - Lạc Việt Vebrary cho phép tin học hóa, tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc mọi lúc mọi nơi bằng hình thức truy cập từ xa, giúp quản lý nguồn lực thông tin trong thư viện hiệu quả, tiết kiệm, an toàn

Lạc Việt Vebrary được thiết kế tuân theo chuẩn quốc tế trong hoạt động thông tin – thư viện như sau:

  • Khổ mẫu trao đổi ISO 2709.
  • Khổ mẫu biên mục đọc máy MARC21, MARC21XML.
  • Chuẩn tìm kiếm liên thư viện Z39.50. 
  • Hỗ trợ công tác biên mục theo & quy tắc mô tả thư mục : ISBD, AACR2, Dublin Core
  • Hỗ trợ khung phân loại khác nhau:

            -     Khung phân loại thập phân của Dewey (DDC)

            -     Khung phân loại thập phân bách khoa (UDC), khung đề mục chủ đề.

  • Lạc Việt Vebrary tích hợp hiệu quả các nghiệp vụ, quy trình của thư viện; khả năng khai thác, kết nối đến cộng đồng thư viện trên thế giới, khả năng liên thông đã được kiểm chứng về quy trình, chất lượng bởi Đại học RMIT, Thư viện Quốc gia Canada và tổ chức Research Libraries Group.
  • Lạc Việt Vebrary là phần mềm duy nhất ở Đông Nam Á có tên trong danh sách Tổ Chức Quốc Tế về phát triển và bảo trì chuẩn ứng dụng mượn liên thư viện ILL ASMA (ILL Applications Standards Maintenance Agency - www.nlc-bnc.ca/iso/ill), được thư viện Quốc gia Canada kiểm chứng nghiệp vụ (www.nlc-bnc.ca), RLG (/www.rlg.org).

Nguồn: Hà Thị Huệ

Bài viết liên quan: