BIỂU MẪU-TÀI LIỆU
Tiêu chuẩn mô tả đối tượng siêu dữ liệu MODS
Tiêu chuẩn mô tả đối tượng siêu dữ liệu MODS (Metadata Object Description Schema)
Trong một môi trường kết nối mạng mà ở đó siêu dữ liệu mô tả được chuyển tiếp qua nhiều hệ thống. Và có thể gắn liền vào trong hoặc với nhiều loại siêu dữ liệu khác thì biểu ghi MARC phù hợp cho mục đích này. Tuy nhiên, MARC không phải là một biểu ghi XML. Bên cạnh đó, biểu ghi MARC lớn và chi tiết hơn mọi hệ thống có thể cần; việc sử dụng các thẻ số và mã trường con làm cho mọi người khó hiểu nếu không được đào tạo đầy đủ. Bởi vậy, người ta đã cần một phiên bản MARC nhẹ nhàng, đơn giản hơn. Có thể chấp nhận những phần tử dữ liệu chính từ biểu ghi MARC, chuyển chúng vào một khổ mẫu XML dễ dàng hơn. Vì vậy tiêu chuẩn MODS ra đời để giải quyết vấn đề này.
I. MODS là gì?
MODS (Metadata Object Description Schema) sử dụng những thẻ mà người ta dễ dàng hiểu để thay thế cho những thẻ bằng 3 chữ số và mã trường con của MARC (ví dụ: “Nhan đề” (“title”) thay thế cho “245”).
Nó bỏ qua phần lớn các phần tử dữ liệu của trường cố định, ngoại trừ mã khổ mẫu có tính vật lý (007) và nhiều mã dành cho thể loại (008).
MODS định nghĩa một cấu trúc gọi là “Tên” (“Name”) đại diện nhiều trường bao gồm cả trường con để chứa đựng thông tin tên cá nhân, công ty và cho tên một hội nghị. Cấu trúc này có thể được sử dụng bất kỳ khi nào một tên xuất hiện, nó có thể là mục dữ liệu chính, phụ hoặc chủ đề.
MODS cung cấp 19 thành tố mức đỉnh cho việc mô tả các đối tượng và hơn 64 thành tố con mức dưới.
Các thành tố này được dựa trên các khía cạnh thư mục như tiêu đề, tên của người tạo, số lượng các phân loại và chủ đề. Ngoài ra cũng gồm các thành phần thuộc lĩnh vực mô tả vật lý, thông tin giới hạn truy cập, và các thể loại. MODS cũng bao gồm các cơ chế cho phép mở rộng tập các thành tố của nó thông qua việc trao đổi thông tin với các tài liệu XML khác dựa trên cấu trúc của nó; MODS cũng cho phép lưu lại các đối tượng liên quan để có thể tương tác theo cách đó. Ngoài ra, MODS còn có thể dễ dàng điều khiển tính xác thực và mô tả chi tiết theo mức mà nó cung cấp.
II. Vai trò
MODS được xây dựng khi mà các xu hướng khác nhau về mô tả siêu dữ liệu không có sự thống nhất: nó làm tương thích các vấn đề của Dublin Core bằng cách cung cấp một tập các thành tố đa dạng và cho phép mở rộng thêm khi cần. Cũng như một ứng dụng XML, MODS có khả năng hoạt động độc lập và không ràng buộc với bất kỳ gói phần mềm nào. Các công cụ được viết có thể chuyển đổi qua lại sang các bản ghi MARC XML.
MODS được sử dụng cho một lượng lớn các dạng tài liệu khác nhau từ sách tới các tài liệu đa phương tiện và được lựa chọn trong phần lớn các dự án thư viện số. MODS còn được sử dụng rộng rãi trong các phần chính trong thế giới thư viện số. Khi sử dụng chung với các chuẩn khác như METS, nó làm tăng cường khả năng liên kết đầy đủ và chiến lược tích hợp siêu dữ liệu làm tăng truy cập các tài liệu số trên toàn cầu.
Tuy nhiên MODS cũng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, nên những hạn chế tiềm ẩn là có thể xảy ra.
Các thẻ trong tài liệu MODS:
STT | Thành phần chính | Mô tả |
1 | Thông tin nhan đề (TitleInfo) | Là một yếu tố bắt buộc, yếu tố này gồm 5 yếu tố con. Một trong số đó là title. Đây là thành phần bắt buộc. Title được sử dụng để ghi lại tiêu đề chính cho item và các yếu tố ngang cấp của nó. Có thể được ghi vào cùng các thành phần đó như tiêu đề phụ hoặc là một phần nào đó của đối tượng để ghi chú tiêu đề và các chi tiết khác của tiêu đề |
2 | Tên (Name) | Yếu tố này tương đương với trường Tác giả (Creator) và Tác giả phụ (Contributor) trong Dublin Core. Name được sử dụng để lưu tên người hoặc tổ chức có khả năng tạo nội dung của tài liệu. Hoặc ghi lại chính những người tạo nên tài liệu (như người mô tả hoặc người in) |
3 | Thông tin gốc (OriginInfo) | Là một yếu tố gộp khác, mang thông tin tổng hợp có nguồn gốc hoặc phổ biến của biểu ghi. Các yếu tố con lưu lại ngày tạo hoặc cập nhật tài liệu (trong trường hợp các tài liệu không được phổ biến hoặc là các bản thảo) hoặc lưu vết của các tài liệu gốc. |
4 | Mô tả vật lý (PhysicalDescription) | Là một yếu tố gộp bao gồm các yếu tố con khác nhau. Cho phép mô tả một cách cơ bản tính chất vật lý của đối tượng. Các tính chất này chỉ liên quan đến các tài nguyên điện tử. Bao gồm internetMediaType, là thành phần ghi lại định dạng dữ liệu được mô tả (thường có định dạng theo chuẩn MIME như "text/html"); reformattingQuality (về độ phân giải và số màu) khi tài liệu được scan; digitalOrigin ghi lại xem đối tượng nào được số hóa hoặc được định dạng lại theo một thiết bị khác. Hầu hết các phương tiện truyền thống có thể lưu lại thông tin tương đối theo các phương thức hạn chế. Chủ yếu có yếu tố extent ghi lại số trang, và yếu tố note ghi lại các thông tin không cấu trúc về các đặc tính vật lý của đối tượng. |
5 | Chủ đề (Subject) | Là một yếu tố gộp được sử dụng để mô tả đề mục của item theo các quy tắc phân loại nào đó. Yếu tố con hierarchicalGeographic có thể dùng để định nghĩa sự phân cấp của các thuật ngữ địa lý. Cho phép duyệt từ nhiều nơi (như phạm vi lục địa), từ nhiều địa điểm xác định (như thành phố). Yếu tố con khác là cartographics; cho phép lưu lại chi tiết theo tọa độ địa lý và theo phạm vi trong bản đồ. |
6 | Tài liệu liên quan (RelatedItem) | Đây là một yếu tố rất hữu ích trong ngữ cảnh của bộ sưu tập các tài liệu có một số mối liên hệ với nhau (như bộ sưu tập các bài báo và tuần san được số hóa). RelatedItem cho phép các item liên quan có thể được nhúng theo các thẻ có liên quan trong các tài liệu MODS đầy đủ. Thuộc tính type xác định hình thức của mối quan hệ. Yếu tố này mang cùng chức năng như Relation (trong Dublin Core, nhưng có khả năng mềm dẻo hơn trong cách sử dụng). |
7 | Mở rộng (Extension) | Mặc dù MODS cung cấp tập các yếu tố mở rộng hơn Dublin Core; nhưng nó vẫn không thể làm thỏa mãn tất cả các yêu cầu metadata cho đối tượng. Trong trường hợp đó, nó cung cấp một cơ chế để dễ dàng mở rộng tập các yếu tố bằng cách cho phép ghi lại metadata trong các lược đồ có khả năng thay đổi được gắn vào trong tài liệu MODS record. |
8 | Thuộc tính của nguồn (TypeOfResource) | Là kiểu của đối tượng được ghi như: văn bản, đa phương tiện, bản đồ. Các quy định sử dụng được lấy từ danh sách riêng. |
9 | Thể loại (Genre) | Là một quy định đặc biệt hơn typeOfResource. Yếu tố này cho phép quy định phân loại chi tiết để mô tả cho item. |
10 | Ngôn ngữ (Language) | Ghi lại ngôn ngữ mô tả của item |
11 | Tóm tắt (Abstract) | Mô tả nội dung tóm tắt của item hoặc một liên kết tới một định dạng tương tự như vậy. |
12 | Mục lục (TableOfContents) | Liệt kê nội dung của tài liệu đã được ghi lại một cách rõ ràng hoặc được cung cấp như một liên kết tới danh sách đó. |
13 | Người sử dụng mục tiêu (TargetAudience) | Quy định các đối tượng người sử dụng (ví dụ như vị thành niên, hoặc thanh niên) cho tài liệu. |
14 | Ghi chú (Note) | Là yếu tố ghi lại các thông tin cần lưu ý. |
15 | Phân loại (Classification) | Số phân loại tài nguyên theo một lược đồ đã được thông qua ví như Tiêu đề trong thư viện quốc hội Mỹ hoặc phân loại số thập phân Dewey |
16 | Định danh (Identifier) | Số hoặc mã duy nhất phù hợp với lược đồ đã được thông qua như số ISBN hoặc ISS |
17 | Vị trí (Location) | Ghi lại vị trí vật lý của tài liệu, bao gồm kho lưu trữ và chỉ số giá của item |
18 | Hạn chế truy cập (AccessRestriction) | Thông tin về việc truy cập item bị hạn chế thế nào, bao gồm thông tin về bản quyền |
19 | Thông tin biểu ghi (RecordInfo) | Một yếu tố gộp về thông tin tạo bản ghi MODS bao gồm ngày tạo, các chỉ số điều khiển |
III. So sánh MODS với MARC21 và Dublin Core
- So với MARC21:
+ ít quy tắc biên mục hơn ,
+ Không có những khái niệm về “dẫn mục chính” (“main entry”) hoặc “dẫn mục phụ” (“added entry”), tất cả tác giả đơn giản chỉ là “tác giả”;
+Một biểu ghi có thể có nhiều nhan đề mà không có một “nhan đề chính” (“main title”)
- So với Dublin Core: không có nhiều trường phụ thuộc và tất cả các trường đều có thể lặp lại
Khi những biểu ghi MARC21 được biên dịch tới MODS, thì có một biểu ghi trong XML mang dấu ấn của MARC. Biểu ghi MODS có thể được tạo ra từ siêu dữ liệu thư tịch mà không khởi đầu từ mục lục thư viện. Ví dụ như trích dẫn của bài báo. Và nó thường được sử dụng trong cơ sở dữ liệu có sự trộn lẫn của mục lục thư viện và dữ liệu biên mục khác.
Nguồn: Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm
- Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý thư viện
- Khung phân loại tài liệu thư viện DDC, LCC, UDC
- Chuẩn mô tả dữ liệu thư mục ISBD
- Ứng dụng khổ mẫu MARC21 trong việc lưu trữ và trao đổi thông tin thư viện
- Dublin core trong quản lý thư viện số
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4734 - 1989 về Giấy in - Danh mục chỉ tiêu chất lượng
- Áp dụng giải pháp nhận dạng ký tự quang học OCR trong biên mục tài liệu lưu trữ
- Quy tắc biên mục Anh Mỹ - AACR2
- Vai trò và sự phát triển của tra cứu OPAC trong thư viện
- Giao thức Z39.50